
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhận thêm nhiệm vụ mới
-
Hà Nội sắp xếp lại và xử lý nhà, đất
-
Nghiên cứu bổ sung quy định về huy động nguồn lực đầu tư lĩnh vực cấp, thoát nước
-
Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về kinh doanh xăng dầu
-
Ban hành Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học -
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
![]() |
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh tham gia thảo luận. |
Sáng 17/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Theo tờ trình của Chính phủ, về lựa chọn chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện, Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay và chỉ định thầu đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong Thoả thuận hoặc Hiệp định liên Chính phủ; áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng để lập, thẩm tra, thẩm định, trợ giúp chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án; mua nhiên liệu, thuê đối tác vận hành, bảo dưỡng trong thời gian đầu…
Thảo luận tại tổ, có ý kiến đại biểu đề nghị Quốc hội và Chính phủ tiếp tục rà soát, điều chỉnh chính sách cơ chế về chỉ định gói thầu “chìa khóa trao tay". Bởi mặc dù đây là cách để đẩy nhanh tiến độ, nhưng nếu không kiểm soát chặt chẽ thì có thể ảnh hưởng đến tính minh bạch, tiến độ và chất lượng của dự án. Các nước có kinh nghiệm như Pháp, Nhật Bản đều có hệ thống giám sát độc lập và đấu thầu công khai, minh bạch.
Nêu ý kiến tại hội trường về vấn đề này, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) cho rằng, hợp đồng “chìa khóa trao tay” là phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Hàn Quốc - quốc gia đang nắm công nghệ điện hạt nhân cũng chọn hình thức này cho nhà máy đầu tiên của họ vào 1972-1978. Tới năm 1998 họ hoàn toàn làm chủ công nghệ, xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân “Made in Korea” cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm 2009… Một số quốc gia khác cũng chọn hình thức hợp đồng “chìa khóa trao tay” như Balangdesh, Ba Lan… Việc vận hành bảo dưỡng cung cấp nhiên liệu cũng do nhà thầu chính cung cấp 1 thời gian sau khi nhà máy vận hành, bà Tú Anh phát biểu.
Liên quan áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn với đối tác đủ năng lực vận hành, bảo dưỡng trong 5 năm từ ngày dự án nghiệm thu đưa vào sử dụng, theo vị đại biểu Lâm Đồng cũng là phù hợp để bảo dưỡng nhà máy liên tục trong trường hợp hết hợp đồng chìa khóa trao tay…, nhưng về lâu dài, chủ đầu tư cần kế hoạch chuẩn bị năng lực, kỹ thuật thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, chương trình đào tạo với đối tác cung cấp công nghệ nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam.
Về an toàn, an ninh hạt nhân, đại biểu Tú Anh cho rằng, theo thông lệ các nhà cung cấp đều tuân thủ nguyên tắc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), nên dù chọn công nghệ đối tác nào thì các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân đều phù hợp với tiêu chuẩn của IAEA.
Với thiết kế liên quan đặc điểm địa hình, khí hậu theo điều kiện Việt Nam, theo đại biểu Tú Anh, cần được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn của Việt Nam, có thể thẩm định theo quy trình rút gọn.
Một nội dung khác cũng được quan tâm thảo luận là quy định chủ đầu tư được miễn báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt dự án đầu tư, phương án huy động vốn.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng, quy định như vậy có thể lúc đầu nhanh tạo cơ chế để chủ đầu tư làm, nhưng sẽ vướng về sau khi họ cần thay đổi vốn, phương án công nghệ…
Dự án lớn triển khai có nhiều thứ chưa thể nhìn trước. Giả sử sau này vốn chủ sở hữu không đáp ứng được thi vốn tăng, cơ quan chủ sở hữu Nhà nước không tham gia giám sát thì lúc đó chủ đầu tư đủ thẩm quyền tăng vốn hay không, hay lại phải xin Quốc hội?, ông Huân đặt vấn đề.
Theo vị đại biểu Bình Dương, việc cơ quan chủ sở hữu nhà nước giám sát thì ra quyết định nhanh hơn là xin Quốc hội điều chỉnh, vì thế, cần cân nhắc để dự án thực hiện được nhanh, nhưng ổn định.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đại biểu Trần Quốc Nam cho biết, Chính phủ giao tỉnh Ninh Thuận trong năm 2025 phải thực hiện xong giải phóng mặt bằng, di dời và tái định cư cho người dân vùng dự án, tức là chỉ còn khoảng 10 tháng nữa để thực hiện việc này.
Thời gian qua, Ninh Thuận đã tiến hành nhiều công việc với tinh thần xuyên suốt việc là làm được thì làm ngay, không chờ đợi. Các công việc của tỉnh, chủ đầu tư, bộ ngành được triển khai với tinh thần quyết tâm quyết liệt để tới chậm nhất ngày 31/12/2031 vận hành nhà máy số 1.
Ông Nam cũng cho biết, ngoài các chính sách đặc thù được Chính phủ đề xuất, tỉnh đề xuất được bổ sung thêm 5 chính sách, cơ chế nữa, nhất là giải phóng mặt bằng, di dời bồi thường và hỗ trợ người dân vùng dự án để làm dự án này. Trong khi đó, giải phóng mặt bằng thường là khâu khó, mất nhiều thời gian. Nếu thực hiện theo đúng quy định của luật thì chắc chắn một năm không thể hoàn thành được.
Theo nghị trình, các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được Quốc hội thông qua ngay cuối kỳ họp này.
-
Quy định mới về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy -
Ban hành Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học -
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng -
Hơn 1.000 doanh nghiệp nộp thừa thuế từ vài trăm đồng đến hơn 2 tỷ đồng -
Bà Võ Thị Minh Sinh giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Nghệ An -
Chủ tịch Quốc hội: Sau khi sửa đổi Hiến pháp mới xem xét bỏ cấp huyện, sắp xếp các tỉnh -
Chỉ tiêu lạm phát phù hợp với tăng trưởng GDP 8% trở lên
-
Acecook Việt Nam mang thông điệp kỷ niệm 30 năm “Cook Happiness through innovation” đến lễ hội Việt - Nhật lần thứ 10
-
Dat Bike và hành trình chinh phục thị trường phía Bắc: Khi xe điện không chỉ là xu hướng
-
VPBank Super sinh lời - giải pháp sinh lời với lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
-
Asia Responsible Enterprise Awards - Giải thưởng ESG hàng đầu châu Á mở đề cử
-
SAVISTA ra mắt trung tâm đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng quản lý vận hành tòa nhà
-
Synology ra mắt thiết bị bảo vệ dữ liệu chuyên dụng cho doanh nghiệp Việt