-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Lễ công bố thương mại hoá chip RFID do Việt Nam thiết kế, chế tạo |
Theo đó, việc nghiên cứu con chip RFID là một thành phần của Dự án "Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng" do Đại học Quốc gia TPHCM chủ trì, ICDREC thực hiện với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Đây là dự án Khoa học và công nghệ cấp nhà nước được thực hiện trong 4 năm (2011-2015) với tổng kinh phí lên đến 145,7 tỷ đồng từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ (124,8 tỷ đồng) và Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) đóng góp 20,9 tỷ đồng.
Theo ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC thì thành công trong việc nghiên cứu và chế tạo chip cũng như các thiết bị và hệ thống ứng dụng RFID của Việt Nam đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường trong nước và khu vực, không phụ thuộc vào các sản phẩm nước ngoài. Từ dòng chip này, thiết bị đọc/ghi và phần mềm quản lý, hệ thống của ICDREC đã tự động hóa công đoạn quản lý con người ra vào, bảo vệ tài sản công, thống kê dữ liệu cần thiết để phân tích và nâng cao chất lượng quản lý nhân sự... Ngoài ra, hệ thống có khả năng mở rộng, tích hợp thêm nhiều tính năng hữu ích khác.
Ở góc độ doanh nghiệp hợp tác để nghiên cứu, phát triển dự án, ông Chu Tiến Dũng, Tổng giám đốc CNS cho biết, hiện CNS đang triển khai dự án nhà máy vi mạch có quy mô lớn tại Khu công nghệ cao TP.HCM nên việc nghiên cứu thành công chip RFID có ý nghĩa rất quan trọng. “Dự án của CNS đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương và hiện đang triển khai các tủ tục chuẩn bị đầu tư”, ông Dũng nói và cho rằng thành công của nghiên cứu này chính là nguồn đầu vào cho nhà máy trong tương lai. Đồng thời, kết quả này có tác động tích cực cho CNS trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, trong đó hướng mạnh vào đầu tư, sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao.
Nhân dịp này, ICDREC cũng ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển sản phẩm và thương mại sản phẩm chip RFID với một doanh nghiệp đến từ Nhật Bản là Shoei và một doanh nghiệp Việt nam là VietNet. Theo đại diện của VietNet thì với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, với rất nhiều khách hàng là doanh nghiệp, khách sạn, siêu thị, nhà hàng…thì việc hợp tác này sẽ mở ra nhiều cơ hppoj mới. Cũng theo đánh giá của VietNet thì chip RFID có ưu điểm nổi bật là có phần mềm quản lý bằng tiếng Việt; bước đầu cho thấy có nhiều tính năng và chất lượng tốt; giá thành cạnh tranh so với chip nhập ngoại…Tuy nhiên, trong tương lai gần, chip này nên tiếp tục được cải tiến về mẫu mã và ở góc độ thương mại hướng vào phân khúc các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực logictics, khách sạn, siêu thị…
Được biết, RFID (radio frequency indentification) là công nghệ định danh bằng sóng vô tuyến, được phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới trong những năm gần đây nhằm thay thế cho các công nghệ định danh cũ như mã vạch, băng từ... vốn không có tính năng mã hóa bảo vệ dữ liệu người dùng. Công nghệ RFID được áp dụng vào việc ứng dụng vào quản lý vào/ra, điểm danh, quản lý hàng hóa, thẻ căn cước, bằng lái xe, hộ chiếu, thanh toán siêu tốc, quản lý hàng ký gửi bằng đường hàng không...
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, tất cả các chip RFID và các thiết bị hỗ trợ công nghệ này đều phải nhập từ nước ngoài. Các phần mềm quản lý cũng có một vài đơn vị trong nước tự phát triển, tuy nhiên chủ yếu chỉ dừng lại ở mức triển khai giải pháp có sẵn ở nước ngoài.
Theo số liệu thống kê của các chuyên gia trong lĩnh vực RFID, giá trị của thị trường sử dụng chip RFID trên toàn cầu hiện nay khoảng 9 tỷ USD và sẽ tăng lên khoảng 27 tỷ USD trong vài năm tới do nhu cầu tăng không ngừng của nhóm sản phẩm này trong đời sống.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025