-
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân” -
Vietjet và Castlelake thỏa thuận thu xếp tài chính mua Airbus; Chuyển giao quyền lực tại Hà Đô; Đồng Tâm Group lại muốn tăng vốn -
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam kỷ niệm 20 năm thành lập -
Hậu Giang: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 22% -
Chủ tịch tỉnh Đắk Nông: Doanh nhân khẳng định vị thế, đóng góp quan trọng cho phát triển -
"Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Văn kiện khởi động giai đoạn II của chương trình này đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cùng đại diện Đại sứ quán Vương quốc Na Uy và Điều phối viên Liên hiệp quốc tại Việt Nam ký kết mới đây.
Chương trình UN-REED giai đoạn II được kỳ vọng sẽ trở thành trụ cột chính trong kế hoạch giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam và tăng diện tích bao phủ rừng lên 45% vào năm 2020.
Đây là mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chương trình Hành động quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD+) giai đoạn 2011 - 2020.
Trước đó, UN-REDD giai đoạn I được thực hiện thí điểm tại Lâm Đồng từ tháng 9/2009 đến 9/2012, với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị các bước cơ bản để thực thi REDD+, cũng được Na Uy viện trợ với số tiền 4,3 triệu USD. Sang giai đoạn II, UN-REED sẽ giúp 6 địa phương, gồm Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng và Cà Mau, xác định, lập kế hoạch và triển khai những phương thức sử dụng đất bền vững, phù hợp với khí hậu và nhu cầu của từng vùng.
Chính phủ Na Uy và các đối tác quốc tế cũng sẽ có những khuyến khích tài chính khi việc giảm phát khí thải được đo lường và xác minh rõ ràng tại 6 tỉnh, thành phố được hưởng lợi trên.
Trong UN-REED giai đoạn II, yêu cầu của nhà tài trợ đưa ra với Việt Nam là chương trình phải có hướng đi rõ ràng, có trọng tâm để Việt Nam được hưởng lợi theo nhiều cách, không chỉ từ chương trình 30 triệu USD này. “Trước hết, tất cả mục tiêu của giai đoạn II cần được thực hiện đúng thời hạn”, bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh.
Là nước tiên phong trong các nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu tiến tới thực hiện thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trong số 47 nước đối tác Liên hợp quốc về giảm phát khí thải nhà kính thông qua cải thiện quản lý rừng và sử dụng đất, nhận được khoản viện trợ này.
“Chính phủ Việt Nam nên thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, bởi cả thế giới đang dõi theo những bước đi của Việt Nam trong các hoạt động của Chương trình REED toàn cầu”, Phó đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Ragnhild Dybdahl nhấn mạnh.
Mặc dù không phải là đối tượng chính của UN-REED giai đoạn II, nhưng doanh nghiệp sẽ là đối tượng gián tiếp liên quan đến các kết quả thực hiện của 6 tỉnh hưởng lợi. Theo đó, những kết quả giảm phát thải khí nhà kính của các tỉnh sẽ điều chỉnh kế hoạch hành động cho sản xuất bền vững đối với nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, chế biến cà phê, cao su và gỗ.
Đặc biệt, mục tiêu thứ 6 mà các nhà tài trợ đặt ra với Việt Nam là tăng cường hiệu quả hợp tác giữa các chính phủ trong Tiểu vùng sông Mê Kông về giảm thiểu khai thác, buôn bán gỗ trái phép, đảm bảo nguồn cung hợp pháp và khai thác gỗ bền vững.
Ông Phạm Mạnh Cường, Chánh văn phòng REED+ Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp tham gia chương trình này là những doanh nghiệp có đất trồng và đang tham gia phát triển rừng, thường là các doanh nghiệp cà phê, cao su. Kế hoạch triển khai UN-REED giai đoạn II của mỗi tỉnh sẽ ảnh hưởng tới việc mở rộng hay không diện tích trồng các loại cây này.
“Do doanh nghiệp là đối tượng gián tiếp, nên hiện các nhà tài trợ và các tỉnh chưa đưa ra tiêu chí cụ thể về đối tượng được tham gia. Các tiêu chí này sẽ được đưa ra trong quá trình thực hiện dự án sắp tới, thông qua các hội thảo tham vấn”, ông Cường nói.
Hải Hà
-
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân” -
Giá cước hàng hoá bằng đường biển từ Việt Nam đi châu Mỹ vẫn đang xu hướng giảm -
Vietjet và Castlelake thỏa thuận thu xếp tài chính mua Airbus; Chuyển giao quyền lực tại Hà Đô; Đồng Tâm Group lại muốn tăng vốn -
Doanh nghiệp đăng ký mới giảm ở các tỉnh chịu thiệt hại trực tiếp từ bão Yagi
-
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam kỷ niệm 20 năm thành lập -
Hậu Giang: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 22% -
Chủ tịch tỉnh Đắk Nông: Doanh nhân khẳng định vị thế, đóng góp quan trọng cho phát triển -
Việt Nam ở đâu trên Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh 2024 của Ngân hàng Thế giới -
Thép không gỉ cán nguội Việt Nam lại bị điều tra tại Thái Lan -
Cổ phần hóa bế tắc: Sửa cơ chế xử lý nhà đất để thu hút nhà đầu tư -
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu vẫn còn một số vướng mắc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024