
-
Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
Đối diện “cơn bão kép”, PNJ đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.960 tỷ đồng
-
Vay tiêu dùng- cách người dân và tổ chức tài chính cùng góp phần phục hồi kinh tế
-
ĐHĐCĐ KienlongBank: Thông qua phương án niêm yết cổ phiếu vào quý IV/2025
-
Vàng quốc tế và trong nước đều giảm, giá vàng SJC còn 120 triệu đồng/lượng -
Chủ tịch Dương Công Minh: Sacombank không mua lại Công ty Chứng khoán SBS
![]() |
Sau khi giảm giá xuống 21.250 đồng, VND đã ổn định xung quanh mức bình quân mới (Nguồn: TTXVN). |
Lý do được HSBC đưa ra là vào tháng 6/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng của USD-VND từ 20.828 đồng (mức ổn định từ ngày 24/12/2011) lên 21.036 đồng, nói cách khác là hạ giá đồng Việt Nam so với USD 1%. Sau khi giảm giá xuống 21.250 đồng, VND đã ổn định xung quanh mức bình quân mới.
Ngoài ra, cán cân thanh toán tiếp tục theo xu hướng ổn định. Cán cân thương mại phục hồi vào nửa sau năm 2013 do tình hình xuất khẩu tốt hơn, điều này được hỗ trợ bởi VND yếu đi và các yếu tố mùa vụ. Các lợi thế cơ cấu như giá nhân công cạnh tranh đã có thể đóng góp vào triển vọng xuất khẩu tươi sáng hơn.
“Xu hướng tái cơ cấu đang tiếp diễn làm suy giảm tiêu thụ và nhu cầu đầu tư trong nước và từ đó kéo theo nhu cầu nhập khẩu giảm. Điều này có thể sẽ còn xảy ra vào năm 2014. Thặng dư thương mại mặc dù khiêm tốn cộng với dòng kiều hối mạnh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho tài khoản vãng lai,” HSBC nhận định.
Một lý do nữa được HSBC đưa ra là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng mạnh dần lên trong năm 2013. Đầu tư danh mục cổ phiếu cũng chứng kiến xu hướng tăng ổn định vào năm 2013 khi triển vọng kinh tế của Việt Nam được cải thiện. Triển vọng tăng trưởng tốt hơn có khả năng tiếp tục thu hút dòng đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
“Chúng tôi tin tưởng dòng đầu tư tích cực đã giúp Ngân hàng Nhà nước tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối, cải thiện khả năng đảm bảo nhập khẩu của Việt Nam mặc dù mức dự trữ còn thấp so với đa số các nước trong khu vực châu Á,” HSBC nhấn mạnh.
Cũng theo HSBC, lạm phát nhìn chung ổn định do nhu cầu yếu bởi tình hình thắt chặt vay mượn. Mặc dù gần đây chỉ số CPI có xu hướng tăng nhẹ nhưng có rất ít rủi ro chỉ số này tăng cao hơn lãi suất chính sách trong thời gian sắp tới. Chính vì vậy, lãi suất thực tế vẫn ở ngưỡng tích cực và hỗ trợ giảm những nguy cơ đôla hóa.
Tuy nhiên, HSBC cũng cho rằng, triển vọng này vẫn có nhiều rủi ro. Dấu hiệu nới lỏng tiền tệ quá mức hay một đợt tăng lạm phát sẽ mang tính chất cảnh báo đối với đồng nội tệ. Trong khi đó, tỷ lệ tín dụng trên GDP, mặc dù thấp hơn đỉnh năm 2012, vẫn ở mức tương đối cao so với tốc độ phát triển kinh tế. Điều này cho thấy tình hình thắt chặt vay mượn và tái cơ cấu sẽ còn tiếp tục diễn ra và điều này sẽ tăng thêm áp lực đối với chất lượng tín dụng của các ngân hàng và làm trì trệ tốc độ tăng trưởng của kinh tế.
Thuý Hà (Vietnam+)
-
Chủ tịch Dương Công Minh: Sacombank không mua lại Công ty Chứng khoán SBS -
CEO Sacombank: Ngân hàng đang tích cực xử lý 32,5% cổ phần của ông Trầm Bê -
Ngân hàng bất ngờ bổ sung tờ trình chia cổ tức ở phút cuối -
NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước -
Cho vay đặc biệt lãi suất 0%: Chuyển quyền “quyết” sang NHNN và bài học từ sự cố tại SCB -
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO -
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)