-
Chính quyền đô thị TP. Hải Phòng: Không tổ chức HĐND cấp quận, phường; Mỗi quận tối đa 2-3 phó chủ tịch -
Linh hoạt mô hình giam giữ người chưa thành niên phạm tội -
TP.HCM xây cơ chế quản lý gần 600 biệt thự cũ -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận: Ưu tiên đầu tư các dự án lan tỏa -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lai Châu
Đại biểu quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Thành phố Huế trực thuộc trung ương. |
Sáng nay, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Thành phố Huế trực thuộc trung ương. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Thành phố Huế trực thuộc trung ương được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên hiện tại là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghị quyết quy định, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động với tên gọi Thành phố Huế kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (HĐND, UBND Thành phố Huế kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành) và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
Kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành, ngoài các chế độ, chính sách đối với thành phố trực thuộc trung ương, các cơ chế, chế độ, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục được thực hiện trên địa bàn Thành phố Huế cho đến hết giai đoạn áp dụng hoặc đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết trước đó, tất cả đại biểu quốc hội đều tán thành với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương có ý nghĩa hết sức quan trọng, ghi nhận và đánh dấu thành tựu nổi bật trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển kinh tế đô thị của cả nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương. |
Việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc trung ương không chỉ tạo sự chuyển dịch về không gian đô thị, không gian kinh tế, tạo động lực phát triển mới cho địa phương mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế để thực sự trở thành trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ…
Có ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thành phố Huế trực thuộc trung ương. Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, uốc hội đã ban hành Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó quy định cụ thể một số cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, phí tham quan du lịch và quỹ bảo tồn di sản Huế… Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, trên cơ sở sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 38/2021/QH15, Chính phủ cần nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với yêu cầu phát triển của Thành phố Huế trực thuộc trung ương để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Về ý kiến lo ngại có sự xung đột giữa việc vừa bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích, di sản vừa bảo đảm sự phát triển của đô thị hiện đại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Chính phủ và chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã đánh giá tác động toàn diện, đầy đủ và nhận diện rõ những khó khăn, thách thức mà Thành phố Huế trực thuộc trung ương cần giải quyết khi vừa tập trung bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản cố đô vừa đẩy mạnh sự phát triển của đô thị hiện đại để có phương hướng, kế hoạch phát triển phù hợp.
Do đó, trong quá trình phát triển, Chính phủ sẽ thường xuyên theo dõi, quán triệt và chỉ đạo chính quyền địa phương triển khai nghiêm túc các chủ trương, yêu cầu nói trên để bảo đảm yêu cầu phát triển văn hóa gắn với đặc thù đô thị di sản, không được làm phá vỡ không gian di sản.
Các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội cũng có trách nhiệm trong việc giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương từ 1/1/2025 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lai Châu -
Quốc hội bế mạc Kỳ họp thứ tám, bấm nút nhiều vấn đề cấp bách -
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Chấm dứt lồng ghép quản lý nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp -
Triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể -
Chưa rõ nội hàm “quản lý vốn nhà nước” cũng như "quyền của doanh nghiệp nhà nước"
-
1 Đấu giá đất Sóc Sơn: Trả tới 30 tỷ đồng/m2, sau đó “sợ quá, xin rút”? -
2 Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ -
3 Thị trường bất động sản đang bỏ qua một phân khúc rất lớn -
4 Bỏ quy định phòng cháy chữa cháy là ngành kinh doanh có điều kiện -
5 Bộ Giao thông Vận tải có bộ trưởng mới
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River