
-
Một số bộ, địa phương tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng ngân sách
-
Tiếp tục gỡ khó, giữ mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
-
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn chuẩn hóa hồ sơ đất đai sau sáp nhập
-
Nam Định lấy ý kiến về đề án hợp nhất tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Tỉnh Hưng Yên hiện có 139 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 13 phường, 8 thị trấn và 118 xã.
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên thống nhất cao tại hội nghị lần thứ 37, ngày 20/4, sau khi sắp xếp, Hưng Yên còn 39 đơn vị hành chính cấp xã cấp xã, gồm: 6 phường, 33 xã, giảm 100 đơn vị hành chính cấp xã cấp xã (7 phường, 8 thị trấn và 85 xã). Giảm 71,9% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện tại của tỉnh.
Các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp của tỉnh Hưng Yên đều sáp nhập từ 3 đơn vị hành chính trở lên.
![]() |
Sau sắp xếp, tỉnh Hưng Yên còn 39 đơn vị hành chính cấp xã. |
Theo đề án, số lượng đơn vị hành chính cấp xã dự kiến hình thành sau sắp xếp tại Thành phố Hưng Yên: 3 phường, 1 xã; Huyện Tiên Lữ: 3 xã; Huyện Phù Cừ: 4 xã; Huyện Kim Động: 4 xã; Huyện Ân Thi: 5 xã; Huyện Khoái Châu: 5 xã; Huyện Yên Mỹ: 4 xã; Thị xã Mỹ Hào: 3 phường; Huyện Văn Lâm: 3 xã; Huyện Văn Giang: 4 xã.
Có 3 đơn vị hành chính mới hình thành trên cơ sở sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc 2 huyện khác nhau, gồm: xã Mễ Sở, huyện Văn Giang (nhập thêm xã Bình Minh, huyện Khoái Châu); xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ (nhập thêm xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu); xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên (nhập thêm xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ).
Thực hiện Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Sau hợp nhất, tỉnh Hưng Yên có diện tích tự nhiên 2.514,81 km2 (đạt 71,86%), quy mô dân số 3.567.943 người (đạt 255%), dự kiến có 104 đơn vị hành chính cấp xã.
Trước khi sáp nhập, GRDP tỉnh Hưng Yên năm 2024 đạt 159,84 nghìn tỷ đồng. Còn tỉnh Thái Bình, có quy mô kinh tế đạt trên 132,7 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 23 địa phương trong cả nước, thứ 8/11 địa phương vùng đồng bằng sông Hồng (xếp ngay sau tỉnh Hưng Yên).
Cả hai địa phương đều có nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Việc hợp nhất giữa hai địa phương sẽ mở ra cơ hội tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả ngân sách, đầu tư, thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế hiện đại.
Trước đó, ngày 18/4, tại Trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã làm việc, triển khai một số nội dung về đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình; Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình theo chủ trương của Trung ương.

-
Hưng Yên giảm 71,9% số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp -
Phân công sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp -
Nam Định lấy ý kiến về đề án hợp nhất tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Gỡ điểm nghẽn để khơi thông nguồn lực đầu tư -
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo -
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh -
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025