-
Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2024-2025: Hà Nội đứng đầu với 200 học sinh đạt giải -
Hà Nội tăng 21 bậc trên bảng xếp hạng bảo vệ môi trường quốc gia -
Dự thảo chương trình đào tạo về vi mạch, bán dẫn trình độ đại học có gì đặc biệt? -
Từ 22/1, Hà Nội tạm dừng đào đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết -
[Ảnh] Công viên hồ Phùng Khoang: Không gian xanh mới của Thủ đô chính thức hoạt động trước thềm Tết Ất Tỵ -
Phố cổ Hà Nội đậm sắc màu văn hóa truyền thống với "Tết Việt - Tết phố 2025"
Nhiều chỉ số giáo dục và đào tạo thấp hơn bình quân cả nước
Báo cáo về tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, trong giai đoạn 2011-2022, quy mô và mạng lưới các cấp học được đầu tư phát triển đồng bộ, đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập cho người dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong vùng và cả nước.
Theo thống kê của địa phương, hiện toàn vùng hiện có 12.322 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị. |
Các địa phương đã chú trọng công tác huy động trẻ đến trường và học sinh nhập học đúng độ tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp học đều gia tăng.
Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo và trẻ 5 tuổi đều thấp hơn so với bình quân của cả nước và không đồng đều giữa các địa phương trong vùng.
Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường của vùng thấp nhất cả nước. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi các cấp Tiểu học tăng 1,1% so với năm học 2010-2011 tương đương so với bình quân của cả nước. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình giáo dục các cấp học đều thấp hơn bình quân của cả nước.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từng bước được tăng cường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ kiên cố hóa của vùng thấp hơn 0,5% so với trung bình cả nước và tỷ lệ thiết bị dạy học tối thiểu đạt thấp hơn 0,1% so với trung bình cả nước.
Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học tăng dần hằng năm và cao hơn so với bình quân của cả nước. Mặc dù kết cấu hạ tầng các cấp học đã được quan tâm đầu tư.
Vẫn có hiện tượng thiếu phòng học cục bộ tại các khu vực có mật độ dân cư cao, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đặc biệt, vẫn còn 1.036 phòng học nhờ, mượn (chiếm 17,4% tổng số phòng học nhờ, mượn trên cả nước), tập trung chủ yếu tại cấp học Mầm non và Tiểu học.
Năm học 2021-2022, toàn vùng có 258.255 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông, thường xuyên, tăng 12.598 giáo viên so với năm học 2010-2011.
Tuy nhiên, giống như các vùng khác, tỷ lệ giáo viên/lớp các cấp học trong vùng đều thấp hơn định mức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; cơ cấu giáo viên giữa các môn học, cấp học chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu tại các địa phương, trường học.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục phổ thông có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh lên lớp ở cấp Tiểu học và cấp THCS có chiều hướng gia tăng và cao hơn bình quân cả nước.
Tuy vậy, tỷ lệ học sinh lên lớp cấp THPT của Vùng lại thấp nhất cả nước. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp THCS và cấp THPT đều thấp hơn so với quân cả nước.
Sớm quy hoạch giáo dục đại học
Đại diện một số cơ sở giáo dục đại học trong vùng kiến nghị các Bộ, ngành nghiên cứu trên cơ sở Nghị quyết 26 có các chính sách tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp trong việc đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra, cần sớm có quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học trong vùng, qua đó nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học - hiện nay tỷ lệ này của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đang thấp nhất cả nước.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có các đặc điểm khác với các vùng còn lại, do đó định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của vùng phải có điểm khác, điểm riêng, Bộ trưởng đề cập cụ thể tới một số định hướng.
Theo đó, đây là vùng đa dạng với 3 tiểu vùng rõ nét, vì vậy, ngoài liên kết vùng còn phải quan tâm đến liên kết tiểu vùng. Với một vùng có đường bờ biển dài, từ khoá “biển” phải được nhấn mạnh, tận dụng trong phát triển, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bởi khi kinh tế biển càng phát triển thì nhân lực cho kinh tế biển càng đòi hỏi cao hơn. Kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng - an ninh biển phải trở thành nội dung nghiên cứu, đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học.
Với sự dạng trong nội bộ vùng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, giáo dục và đào tạo Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ phải tính đến yếu tố đa dạng này để vừa quan tâm phát triển giáo dục mũi nhọn, vừa tính đến công bằng trong giáo dục cho các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng hải đảo.
Một trong những đặc điểm của giáo dục vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là truyền thống hiếu học - nhắc tới đặc điểm này, Bộ trưởng đồng thời cũng chỉ ra, nơi nào sự hiếu học càng cao sự căng thẳng của việc học hành càng lớn. Do đó, bên cạnh phát huy hiếu học, các địa phương trong vùng cần điều chỉnh cách thức phát triển nhân tài theo các mô hình mới của thời đại.
Một số thách thức với giáo dục vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ được Bộ trưởng nhắc tới đó là thách thức cần nâng cao chất lượng, thách thức của công bằng giáo dục, thách thức từ sự phân bổ chưa đều về tỷ lệ ngoài công lập, thách thức khi dù là vùng giao lưu quốc tế thuận lợi nhưng quốc tế hoá trong giáo dục còn chưa tương xứng.
Về các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Bộ trưởng nhấn mạnh đầu tiên tới việc tập trung quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng.
Trong đó, 2 đại học vùng là Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng cần phát triển hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và mạnh của vùng trong thời gian sắp tới.
Nghiên cứu để có giải pháp cho các trường đại học địa phương, các trường cao đẳng sư phạm. Trong việc quy hoạch, Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương quan tâm quy hoạch đảm bảo đất cho giáo dục mầm non, phổ thông.
Đối với các giải pháp về điều kiện đảm bảo chất lượng, Bộ trưởng đề nghị các địa phương trong vùng quan tâm đảm bảo cơ sở vật chất và hướng tới hiện đại hoá cơ sở vật chất;
Đồng thời phát triển đội ngũ giáo viên về cả số lượng và chất lượng; phát triển trường nội trú, quan tâm giáo dục dân tộc, đảm bảo chất lượng giáo dục miền núi, vùng khó khăn, hải đảo; quan tâm tới giáo dục chuyên biệt, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục.
Là vùng có tỷ lệ người học đại học thấp nhất trong các vùng kinh tế - xã hội, theo Bộ trưởng các địa phương cần có giải pháp để tăng tỷ lệ này, trong đó có giải pháp về đầu ra, việc làm để gia tăng người học đại học.
"Đây là vấn đề dân trí nhưng cũng là nhân lực chất lượng cao”, Bộ trưởng nói, đồng thời lưu ý các địa phương về việc đổi mới công tác phát hiện, bồi dưỡng nhân tài.
Về một số nhiệm vụ trước mắt các địa phương cần tập trung, Bộ trưởng lưu ý tới việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chuẩn bị điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 các năm tiếp theo; chuẩn bị tốt cho cho năm học mới, trong đó có vấn đề đảm bảo cung ứng đầy đủ sách giáo khoa.
-
Dự thảo chương trình đào tạo về vi mạch, bán dẫn trình độ đại học có gì đặc biệt? -
Từ 22/1, Hà Nội tạm dừng đào đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết -
[Ảnh] Công viên hồ Phùng Khoang: Không gian xanh mới của Thủ đô chính thức hoạt động trước thềm Tết Ất Tỵ -
Phố cổ Hà Nội đậm sắc màu văn hóa truyền thống với "Tết Việt - Tết phố 2025" -
Khách quốc tế trải nghiệm Tết Việt tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025 -
"Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025": Bữa tiệc âm nhạc cuối tuần rực rỡ -
Chương trình Xuân Quê hương 2025: Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng