-
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng
VN-Index mở cửa trong sắc xanh, đi kèm với sự phân hóa giữa các nhóm ngành. Tính đến hết phiên giao dịch sáng, số mã tăng và số mã giảm là khá tương đồng. Giao dịch giằng co trong phần lớn phiên, áp lực bán bất ngờ gia tăng mạnh trong 15 phút cuối phiên kéo sắc đỏ phủ rộng trên cả ba sàn chứng khoán.
VN-Index giảm điểm nhanh chóng về dưới khu vực 1090, giảm tới 14 điểm chỉ trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
Chỉ số trên cả ba sàn đều giao dịch tiêu cực. Khép lại phiên 23/11, VN-Index giảm 25,33 điểm (-2,27%), xuống 1.088,49 điểm. HNX-Index giảm 5,95 điểm (-2,58%), xuống 224,54 điểm. UPCoM-Index giảm 1,09 điểm (-1,26%), xuống 84,95 điểm.
Trên cả ba sàn, có 467 mã giảm, 47 mã giảm sàn; trong khi đó vẫn có 238 mã tăng. Sắc tím xuất hiện hiếm hoi với 14 mã tăng trần.
Cổ phiếu vốn hoá lớn cũng là nhóm giảm sâu và tác động tiêu cực đến chỉ số chung. Trong danh mục VN30, có tới 29 mã giảm, riêng 1 mã đứng giá tham chiếu. Đóng cửa thấp nhất phiên tại 1.082,68 điểm, VN30 mất -27,12 điểm (-2,44%). Tương tự ở nhóm top 10 vốn hoá, chỉ duy nhất VHM đóng cửa ngang mức giá tham chiếu.
Các cổ phiếu đóng góp nhiều điểm giảm nhất trong mức giảm chung của VN-Index lần lượt là HPG, VCB, GAS, VPB và SAB.
Trên sàn HNX, SHS là “tội đồ” kéo chỉ số rơi sâu. Theo sau là nhóm bất động sản như IDC, CEO, HUT đều nằm trong top 5 cổ phiếu tác động tiêu cực đến chỉ số chung.
Cổ phiếu của “vua thép” Hoà Phát cũng là mã chứng khoán giảm sâu nhất trong top 10 khi giảm tới 4,96%, góp 1,88 điểm giảm. Không riêng HPG, loạt cổ phiếu khác ngành thép cũng lao dốc rơi sâu. HSG giảm kịch biên độ, SMC giảm 4,7%...
Sắc đỏ cũng phủ kín ở nhóm cổ phiếu vua, ngoài VCB giảm 1,38%, VPB giảm 2,54%, đa số cổ phiếu nhà băng giảm trên 1%. Cá biệt, EIB giảm 3,65%; STB giảm 3,09%.
Nhóm cổ phiếu giao dịch tiêu cực nhất trên thị trường là cổ phiếu ngành chứng khoán với khá nhiều đại diện giảm sàn như AGR, BSI, CTS, FTS, VCI, VIX.
Dòng tiền tiếp tục chảy mạnh với giá trị giao dịch trên ba sàn vượt trên mốc suýt soát tỷ đô (24.152 tỷ đồng). Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt 20.637 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên liền trước.
Cổ phiếu hút dòng tiền lớn nhất phiên là Novaland. Đây cũng là cổ phiếu duy nhất có giá trị giao dịch vượt nghìn tỷ. VND, DIG, SSI, VIX, PDR, GEX, HPG, HAG đều nằm trong top đầu thanh khoản.
Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng xuyên suốt phiên với thanh khoản 353 tỷ đồng. Đây đã là phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp của khối ngoại. Dòng vốn ngoại tập trung bán VHM (119 tỷ đồng), FUESSVFL (89 tỷ đồng), VPB (71,5 tỷ đồng), BCM (64 tỷ đồng, VRE (55 tỷ đồng). Tuy nhiên, vẫn có một số cổ phiếu hút được dòng vốn ngoại mạnh mẽ, bao gồm DGC (93 tỷ đồng) và VND (81 tỷ đồng).
-
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE -
Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng