-
Không cho phép nhập khẩu, kinh doanh thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp
-
Miền Trung thiếu liên kết phát triển kinh tế biển
-
Quảng Ngãi thu hút các loại hình công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao
-
Kiến nghị cơ chế đặc thù để triển khai Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, Bình Thuận
-
Quảng Trị phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phát triển bền vững hơn 1.000 tỷ đồng -
Quảng Trị phát động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2023
![]() |
Chú thích ảnh Toàn cảnh một nhà máy điện than ở Schkopau, miền Đông Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
Theo báo cáo hằng năm của IEA mang tên Theo dõi khí metan toàn cầu, trong năm 2022 ngành năng lượng phát thải khoảng 135 triệu tấn khí metan, gần bằng mức kỷ lục ghi nhận năm 2019, trong khi giá năng lượng cũng như nhu cầu khí thiên nhiên tăng cao giúp cung cấp thêm nguồn lực cho việc thu giữ metan.
Metan là thành phần chính của khí thiên nhiên, do đó khí metan thu được có thể được bán như một loại nhiên liệu.
Khí metan góp phần gây ra khoảng 30% mức tăng nhiệt toàn cầu kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Hiện ngành sản xuất năng lượng chiếm khoảng 40% tổng lượng phát thải metan từ hoạt động của con người, chỉ sau ngành nông nghiệp. Việc giảm phát thải metan được cho là một trong những phương án ít tốn kém nhất để hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu trong ngắn hạn và cải thiện nhanh chất lượng không khí.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol nhấn mạnh dù đạt được một số tiến bộ, song lượng phát thải metan "vẫn ở mức quá cao và giảm không đủ nhanh".
IEA cho rằng các công nghệ hiện có sẽ giúp giảm 70% lượng phát thải metan từ riêng lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt. Cơ quan này cũng ước tính khoản đầu tư 100 tỷ USD, chưa đến 3% thu nhập của các công ty dầu mỏ và khí đốt trên thế giới vào năm ngoái, sẽ đủ để đạt được mục tiêu giảm 75% lượng khí thải metan. Bên cạnh đó, IEA cho rằng biện pháp hiệu quả nhất mà các quốc gia có thể thực hiện để hạn chế lượng phát thải là ngừng tất cả các hoạt động đốt và thải khí metan không cần thiết.
Hơn 150 nước đã cam kết đến năm 2030 giảm ít nhất 30% lượng khí thải metan so với mức của năm 2020. Hàng chục công ty dầu khí cũng tự nguyện cam kết giảm phát thải thông qua một số sáng kiến riêng của ngành.
IEA cho rằng lượng phát thải từ lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch cần giảm 75% vào năm 2030 để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, mục tiêu được xem là tiềm năng để kiềm chế mức tăng nhiệt trung bình toàn cầu dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

-
Giải thưởng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả TP.HCM nhận hồ sơ hết 20/6 -
Miền Trung thiếu liên kết phát triển kinh tế biển -
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng lễ xuất quân đoàn vận động viên tham dự ASEAN Para Games 2023 tại Campuchia -
Quảng Ngãi thu hút các loại hình công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao -
Kiến nghị cơ chế đặc thù để triển khai Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, Bình Thuận -
Nhiều khu vực ở Khánh Hòa vượt các thông số môi trường -
Quảng Trị phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phát triển bền vững hơn 1.000 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/5
-
2 Công điện về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
-
3 Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản TP.HCM
-
4 Giảm lãi suất, ngân hàng đứng trước áp lực suy giảm tiền gửi
-
5 Đường Vành đai 3 TP.HCM khởi công vào tháng 6, riêng Đồng Nai chậm tiến độ
-
Da Nang Mikazuki: Một Nhật Bản thu nhỏ với nhiều hoạt động độc đáo
-
Kế toán Anpha: Du lịch, dịch vụ được nhận định là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2023
-
Dat Bike: Không ngừng nâng cấp để đến gần hơn với mục tiêu “xanh hoá giao thông”
-
Chủ đầu tư Khát Vọng Việt bàn giao Giấy chứng QSDĐ cho Khách hàng tại Casamony Yên Bái
-
Lựa chọn xe máy “đáng tiền” với tài chính dưới 50 triệu
-
Pharmacity và GSK Việt Nam đồng hành chăm sóc sức khỏe hàng triệu bệnh nhân Việt Nam