
-
Đức đạt thỏa thuận với EU về việc sử dụng động cơ đốt trong
-
Deutsche Bank sẽ không là “Credit Suisse” tiếp theo
-
Dấu hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định
-
Các "gã khổng lồ" công nghệ kiếm bộn nhưng vẫn mạnh tay sa thải
-
Fed nặng nỗi lo lạm phát, có thể tăng lãi suất vượt ngưỡng 5% -
UBS mua lại Credit Suisse với giá 3,2 tỷ USD
![]() |
Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas phát biểu về triển vọng kinh tế toàn cầu trong cuộc họp báo ở Washington, DC, Mỹ ngày 11/10/2022. Ảnh: THX/TTXVN |
Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.
Phát biểu tại cuộc họp báo về báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF, chuyên gia Gourinchas cho rằng yếu tố trên đã khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore trong năm 2023 từ mức 2,3% được đưa ra hồi tháng 10/2022 xuống 1,5%.
Đối với nhóm 5 nước ASEAN gồm Singapore, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Philippines, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay từ mức 4,5% đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái xuống 4,3%. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế của nhóm này năm 2024 dự kiến ở mức 4,7%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.
Giám đốc bộ phận nghiên cứu của IMF Daniel Leigh cho rằng tăng trưởng kinh tế của ASEAN khó có thể đạt được tốc độ như năm 2022 với mức tăng 5,2%, nhưng vẫn nhấn mạnh "tốc độ đáng ngạc nhiên" khi Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế trong năm nay. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng tình trạng phân cực địa chính trị vẫn là yếu tố tiêu cực đối với triển vọng của các nước, dù một số nền kinh tế được hưởng lợi từ việc chuỗi cung ứng dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Trước đó cùng ngày, IMF đã công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, theo đó tăng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 do nhu cầu "phục hồi đáng ngạc nhiên" tại Mỹ và châu Âu, chi phí năng lượng giảm và nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi dỡ bỏ các hạn chế được áp dụng để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19.
IMF cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ mức 3,4% năm 2022 xuống 2,9% năm 2023, nhưng vẫn cao hơn dự báo 2,7% đưa ra hồi tháng 10/2022 với cảnh báo nguy cơ thế giới dễ rơi vào suy thoái. IMF cũng điều chỉnh dự báo đối với một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Anh, Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong đó, Anh là nền kinh tế phát triển lớn duy nhất mà IMF dự đoán sẽ suy thoái trong năm nay, với GDP giảm 0,6% do các hộ gia đình phải chật vật ứng phó với chi phí sinh hoạt gia tăng.

-
Deutsche Bank sẽ không là “Credit Suisse” tiếp theo -
Tổng giám đốc IMF kêu gọi cảnh giác trước các rủi ro tài chính -
Gần 100 tỷ USD rút ra khỏi các ngân hàng nhỏ, bất chấp trấn an của Fed -
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch bán cổ phiếu Twitter nội bộ với định giá 20 tỷ USD -
Sôi động thị trường thương mại điện tử Thái Lan -
Dấu hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định -
Mỹ: Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất khi bất ổn tài chính dịu xuống
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”