
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Đầu tư hàng tỷ USD vào xây dựng các nhà máy ở khắp ba châu lục, Intel muốn khôi phục vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực sản xuất chip và cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ. Ảnh: AFP |
Đề cập đến dự án của Intel trong bài phát biểu trên truyền hình trước nội các của mình vào ngày 18/6, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu gọi đây là "một thành tựu to lớn đối với nền kinh tế Israel - 90 tỷ shekel (tương đương 25 tỷ USD) - khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp nước ngoài ở Israel".
Bộ Tài chính Israel cho biết nhà máy mới của hãng chip Mỹ tại thành phố Kiryat Gat sẽ khai trương vào năm 2027. Nhà máy này sẽ sử dụng hàng ngàn lao động và hoạt động ít nhất đến năm 2035. Theo thỏa thuận, Intel sẽ đóng thuế 7,5%, cao hơn mức 5% hiện tại, Bộ Tài chính Israel cho biết thêm.
Trong gần 5 thập kỷ hoạt động tại Israel, Intel đã phát triển trở thành nhà tuyển dụng và xuất khẩu tư nhân lớn nhất tại nước này, đồng thời dẫn đầu ngành công nghệ thông tin và điện tử ở quốc gia Trung Đông, theo website của Intel.
Trong một thông cáo của mình, Intel nhấn mạnh các hoạt động của họ tại Israel đã "đóng một vai trò quan trọng" trong thành công toàn cầu của tập đoàn này.
"Ý định nâng cao năng lực sản xuất của chúng tôi ở Israel được thúc đẩy bởi cam kết đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tương lai... và chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ liên tục của chính phủ Israel", Intel cho biết.
Trước đó hai ngày, Intel công bố kế hoạch đầu tư tới 4,6 tỷ USD vào một cơ sở thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn mới gần thành phố Wrocław, Ba Lan. Đây là một phần trong nỗ lực đầu tư hàng tỷ USD của hãng chip Mỹ trên khắp châu Âu để nâng cao năng lực sản xuất.
Năm ngoái, Intel công bố kế hoạch xây dựng một tổ hợp sản xuất chip quy mô lớn ở Đức cùng với các cơ sở ở Ireland và Pháp trong nỗ lực tìm cách hưởng lợi từ các quy định và trợ cấp được nới lỏng của Ủy ban châu Âu (EC) khi Liên minh châu Âu (EU) tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Mỹ và châu Á.
Phía Intel cho biết, cơ sở sản xuất ở Ba Lan dự kiến sẽ sử dụng 2.000 lao động và tạo thêm hàng nghìn việc làm trong giai đoạn xây dựng và tuyển dụng bởi các nhà cung ứng.
Quyết định đầu tư vào Ba Lan được đưa ra trong bối cảnh một số quốc gia đang cạnh tranh thu hút đầu tư của Intel, chẳng hạn như Đức, quốc gia đã nhận được cam kết từ Intel, đã đàm phán về số tiền trợ cấp mà họ có thể chi trả.
Tờ Handelsblatt đưa tin tuần trước rằng chính phủ Đức và Intel đã gần đạt được thỏa thuận trợ cấp 9,9 tỷ EUR (tương đương 10,83 tỷ USD), cao hơn mức 6,8 tỷ đã thỏa thuận trước đó.
"Chúng tôi không yêu cầu trợ cấp, chúng tôi mong muốn có tính cạnh tranh", Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây.
"Chi phí lao động đã tăng lên đáng kể, chi phí vật liệu cũng tăng lên đáng kể, do đó, đột nhiên khoảng cách chi phí lớn hơn so với ước tính ban đầu của chúng tôi", đại diện Intel phân tích.
Người phát ngôn chính phủ Đức nói tại Berlin rằng Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tiếp Giám đốc điều hành Gelsinger vào thứ hai (ngày 19/6).
Ông Gelsinger từ chối cung cấp chi tiết về số tiền trợ cấp mà chính phủ Đức dành cho Intel, nhưng Giám đốc điều hành Intel hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận.
"Khoảng cách quá lớn. Nếu chúng ta thu hẹp chúng, chúng ta sẽ bắt tay nhau và tiến lên", ông Gelsinger nhấn mạnh.
Tương tự, thông tin về bất kỳ khoản trợ cấp mà Ba Lan dành cho Intel cũng không được nêu trong thông cáo ngày 16/6.
Công việc thiết kế và lập kế hoạch cho cơ sở sản xuất của Intel tại Ba Lan sẽ bắt đầu ngay lập tức trong khi việc khởi công xây dựng đang sự chấp thuận của Ủy ban châu Âu.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki gọi cơ sở sản xuất của Intel tại nước này là "khoản đầu tư vào lĩnh vực xanh lớn nhất trong lịch sử Ba Lan".
Intel đã hoạt động ở Ba Lan được 30 năm và sử dụng 4.000 công nhân. Tập đoàn này chọn Ba Lan vì cơ sở hạ tầng, nhân tài sẵn có và đặc biệt, cơ sở này gần với nhà máy dự kiến của họ ở Đức và Ireland.
Intel dự định đưa cơ sở sản xuất ở Ba Lan đi vào hoạt động vào năm 2027.
Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc điều hành Gelsinger, Intel đã đầu tư hàng tỷ USD vào xây dựng các nhà máy ở khắp ba châu lục, nhằm khôi phục vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực sản xuất chip và cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ như AMD, Nvidia và Samsung.
-
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2%
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort