-
Hà Nội sẽ lắp đặt thêm 23.736 camera xử lý vi phạm giao thông -
"Xuyên đêm sáng đèn" phục vụ tinh gọn bộ máy, đột phá khoa học-công nghệ -
Ninh Bình: Thành phố Hoa Lư chính thức đạt chuẩn đô thị loại I -
Quyết định xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt -
Cà Mau có tân Bí thư Tỉnh ủy -
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc
Thưa Thứ trưởng, vì sao chúng ta lại đặt ra việc xây dựng Luật Quy hoạch vào thời điểm này?
Có nhiều lý do, mà một trong số đó là công tác quy hoạch còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Chẳng hạn, quy hoạch được lập quá nhiều, nhưng chất lượng thấp, quy hoạch không gắn với nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực thực hiện và thiếu tính khả thi, gây lãng phí nguồn lực của đất nước. Quy hoạch thiếu gắn kết, không thống nhất và còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch. Quy hoạch cũng chưa thể hiện được vị trí, vai trò là công cụ của Nhà nước để điều hành phát triển kinh tế - xã hội...
Với những hạn chế, yếu kém trên, cộng thêm đòi hỏi khách quan là đất nước đã phát triển lên một tầm cao mới, hội nhập ngày càng sâu rộng, thì việc đổi mới toàn diện về công tác quy hoạch là cần thiết và cấp bách. Vì vậy, cần sớm ban hành Luật Quy hoạch.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông |
Đâu là điểm nhấn quan trọng của Dự thảo Luật Quy hoạch, thưa Thứ trưởng?
Một điểm quan trọng đầu tiên, đó là chúng tôi sẽ xây dựng Luật Quy hoạch theo hướng tạo bước đột phá và đồng bộ về thể chế liên quan lĩnh vực này. Vì thế, từ 70 văn bản pháp luật, pháp lệnh nay sẽ rút xuống còn 2 văn bản luật điều chỉnh về công tác quy hoạch. Đó là Luật Quy hoạch, điều chỉnh các quy hoạch tổng thể từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh và Luật Quy hoạch đô thị, nông thôn, điều chỉnh các quy hoạch chi tiết từ cấp huyện đến cấp xã. Từ đó, tạo lập, sắp xếp lại hệ thống quy hoạch một cách trật tự, gọn gàng, thống nhất và hữu hiệu…
Qua rà soát, chúng tôi dự kiến sẽ chỉ còn 21 loại quy hoạch ở cấp Trung ương, vùng và tỉnh. Sẽ xóa bỏ các quy hoạch sản phẩm, ngành nghề cụ thể. Các ngành, lĩnh vực được tích hợp trong quy hoạch tổng thể các cấp, chỉ một số ngành hạ tầng thiết yếu, một số ngành sử dụng tài nguyên, thiên nhiên khan hiếm, không có khả năng tái tạo và được phân bổ không gian trên lãnh thổ cả nước mới tổ chức lập riêng quy hoạch ngành theo từng thời kỳ phát triển của đất nước. Việc làm quy hoạch theo kiểu tích hợp này sẽ tránh được chuyện quy hoạch đá quy hoạch, chồng chéo, gây lãng phí, kém hiệu quả.
Ngoài ra, còn bổ sung quy hoạch không gian biển. Hội đồng Quy hoạch Quốc gia sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng các quy hoạch quốc gia, quy hoạch không gian biển, quy hoạch vùng. Hội đồng sẽ giúp Chính phủ xử lý và giải quyết các vấn đề xung đột lợi ích, xung đột mang tính liên ngành, xung đột giữa các địa phương, từ đó phá bỏ tình trạng phát triển tự phát, không đồng bộ, kém hiệu quả do bị chi phối bởi nhóm lợi ích, tình trạng cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương.
Dự thảo Luật Quy hoạch lần này sẽ xóa bỏ các quy hoạch sản phẩm, ngành nghề cụ thể để chuyển sang quản lý bằng các điều kiện, tiêu chuẩn một cách công khai, minh bạch. Đây thực sự là một tư tưởng rất mới, mang tính đột phá của Dự thảo Luật…
Đúng vậy. Việc quy định cứng bằng quy hoạch không những khiến khó ứng biến trong điều kiện nhạy bén của kinh tế thị trường, mà còn cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Ví dụ, xây dựng quy hoạch kết cấu đường bộ, đường sắt thì được, nhưng làm quy hoạch là sản xuất bao nhiêu tấn cá, nuôi bao nhiêu héc-ta tôm, sản xuất bao nhiêu tấn xi măng thì không còn phù hợp nữa. Làm sao có chuyện chỗ này được mở quán karaoke, chỗ kia không chỉ vì vấn đề quy hoạch nữa? Cái đó do thị trường quyết định. Nếu nhu cầu thị trường còn, đủ điều kiện để phát triển, thì hãy để họ làm.
Loại bỏ quy hoạch ngành nghề, sản phẩm cụ thể, không những tiết kiệm được chi phí, mà cũng tránh được chuyện phải chạy vạy chỗ nọ, chỗ kia xin mở thêm nhà máy xi măng hay nhà máy chè. Chúng ta chỉ quản lý bằng điều kiện kinh doanh, chứ không phải bằng bản quy hoạch khô cứng. Riêng về chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và thống nhất cao.
Nhưng thưa Thứ trưởng, khi đặt ra vấn đề này, Ban soạn thảo có tính đến tính khả thi của điều luật, bởi bãi bỏ quy hoạch ngành, sản phẩm cũng đồng nghĩa động chạm đến lợi ích nhóm. Chưa kể, chúng ta còn phải xây dựng các điều kiện kinh doanh cho các ngành, sản phẩm này, một khối lượng công việc không hề nhỏ…?
Chúng tôi xây dựng Luật Quy hoạch với mục tiêu là dẫn dắt đất nước đi vào giai đoạn phát triển mới với một tầm nhìn mới. Và đây là đòi hỏi khách quan, chúng ta phải thay đổi. Đã có trường hợp, chúng ta bị dẫn chiếu một bản quy hoạch và coi đó là bằng chứng để bị kiện bán phá giá, vì trong đó ở phần thực thi ghi rõ sẽ hỗ trợ ngành đó phát triển ra sao. Rất may là các luật sư phát hiện ra bản quy hoạch đó mới chỉ ở trên giấy, chưa có ngân khoản nào được chi.
Nhưng nói vậy để thấy rằng, chúng ta đang bước sang một giai đoạn phát triển mới với nhiều cam kết và luật chơi quốc tế, nếu cứ làm khác đi, chúng ta sẽ gặp khó khăn. Đúng là mọi sự thay đổi đều là thách thức. Nhưng vì lợi ích của quốc gia, vì sự phát triển của đất nước, chúng ta phải làm.
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc -
Chủ tịch Đắk Nông: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm -
Bộ trưởng Bộ Công thương kỳ vọng doanh nghiệp Ba Lan đầu tư năng lượng tại Việt Nam -
Huyện Vũ Thư (Thái Bình): Lần đầu tiên thu ngân sách đạt trên 1.000 tỷ đồng -
Thái Bình quyết liệt tinh gọn bộ máy, hướng tới tăng trưởng hai con số -
Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường hợp tác với thành phố các nước thuộc ASEAN -
Cần Thơ có tân Bí thư Thành ủy
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng