
-
Thúc đẩy sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Hoa Kỳ
-
Chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân sẽ được Quốc hội quyết ngay tuần này
-
Mạnh tay phân cấp ngân sách, cắt giảm thủ tục hành chính
-
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND -
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, các doanh nghiệp thường mắc phải một số lỗi rất cơ bản, như nhầm tiêu chí giữa các mẫu C/O, làm giả chứng từ hoặc chữ ký của lãnh đạo doanh nghiệp…
Các tiêu chí xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do (FTA) về cơ bản là giống nhau, nhưng có thể có quy định về cách kê khai, cách tính toán khác nhau. Thực tế, doanh nghiệp đôi khi lấy tiêu chí của mẫu C/O này áp dụng cho mẫu C/O khác, do chưa tìm hiểu kỹ các văn bản pháp luật quy định cho từng mẫu C/O.
![]() |
. |
Lỗi doanh nghiệp hay mắc tiếp theo là thông tin khai báo trên C/O không giống với thông tin của chứng từ đi kèm trong bộ hồ sơ.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cho biết, không ít doanh nghiệp xin cấp C/O, nhưng lại thiếu kiến thức về xuất xứ hàng hóa và thường làm theo khuôn mẫu, không hiểu bản chất. Điều này có thể do việc thực hiện thủ tục xin cấp C/O chỉ là một mảng việc nhỏ và một nhân viên có thể phải thực hiện nhiều công việc khác.
Để giảm thiểu thời gian cho doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sắp tới, Cục Xuất nhập khẩu sẽ phối hợp với Cục Thương mại điện tử - Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) mở rộng việc khai nộp hồ sơ xin C/O qua Internet.
Ông Trần Thanh Hải cho biết, việc nhận hồ sơ xin C/O qua Internet sẽ giúp doanh nghiệp bớt được nhiều thủ tục. Theo đó, khi doanh nghiệp đính kèm các chứng từ điện tử lên hệ thống, cán bộ của Bộ Công thương sẽ xem trước hồ sơ và trả kết quả trên hệ thống điện tử cho doanh nghiệp. Sau khi nhận được kết quả phê duyệt, doanh nghiệp mới nộp Đơn xin cấp C/O và Form C/O để được xác nhận, nên tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại cho doanh nghiệp.
Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa (Cục Xuất nhập khẩu) lưu ý, để tận dụng được những ưu đãi giảm thuế từ các FTA, quy tắc xuất xứ là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Bởi vậy, ngay cả khi việc thực hiện việc cấp C/O qua Internet, doanh nghiệp cần đăng ký tham gia và khai báo thông tin trực tuyến trên trang điện tử cấp C/O trực tuyến của Bộ Công thương tại ecosys.gov.vn.
Bên cạnh việc nghiên cứu và trang bị kiến thức sử dụng hệ thống ecosys, doanh nghiệp cũng cần trang bị các thiết bị điện tử, hệ thống cơ sở mạng để phục vụ cho việc xin cấp C/O qua Internet được thuận lợi và không bị gián đoạn, đồng thời nhân viên thực hiện phải được đào tạo các kỹ năng và kiến thức cần thiết.
Một điểm nữa cần chú ý khi doanh nghiệp thực hiện xin cấp C/O qua Internet là phải khai báo thông tin chính xác với các chứng từ liên quan.
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND -
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã? -
Xuất cấp hơn 668 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 3 địa phương dịp giáp hạt -
Đề nghị giữ quy định đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chánh án, Viện trưởng -
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan -
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững -
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa