Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 23 tháng 12 năm 2024,
Khách hàng kiện Keangnam vì... vừa tham, vừa gian!
- 22/09/2014 08:53
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Sắp xử vụ án 'ăn bớt' diện tích tại tòa nhà Keangnam
Đầu tư vào địa ốc Hà Nội: Vốn ngoại “chùn tay”!
Chính thức quy định diện tích chung cư tính theo thông thuỷ
Savills lên tiếng vụ giúp Keangnam xác nhận khống

Theo đơn gửi Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, khách hàng cho biết họ khởi kiện chủ đầu tư Keangnam ra tòa với 2 nội dung:

Đối với 7 hợp đồng đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán và nhận bàn giao nhà, buộc Keangnam điều chỉnh giá căn hộ từ ngoại tệ về đồng Việt Nam và hoàn trả phần chênh lệch do định giá bằng ngoại tệ; hoàn trả phần tiền tương ứng với diện tích thiếu (phần diện tích thuộc sở hữu chung Keangnam đã tính vào giá thành căn hộ).

Đối với 3 căn hộ đã tạm dừng nghĩa vụ thanh toán, từ chối nhận bàn giao căn hộ, không đã yêu cầu nhiều lần nhưng Keangnam không điều chỉnh giá căn hộ từ ngoại tệ về tiền Việt Nam thì tiến hành hủy bỏ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại với 2 lý do: nghĩa vụ thanh toán không thể thực hiện được vì lỗi của Keangnam và căn hộ bàn giao thiếu diện tích, không phù hợp với hợp đồng.

  Khu căn hộ Keangnam gây ồn ào ngay từ khi bắt đầu xây dựng  
  Khu căn hộ Keangnam gây ồn ào ngay từ khi bắt đầu xây dựng  

Kiện chủ đầu tư "ăn gian" diện tích!

Nhóm khách hàng khởi kiện cũng đưa ra một loạt luận điểm để chứng minh việc Keangnam Vina vi phạm nghiêm trọng so với hợp đồng ban đầu đã ký kết, không tiến hành bàn giao về diện tích và cố ý cung cấp thông tin không trung thực và đầy đủ cho khách hàng.

Bà Lê Xuân Hoa, nguyên đơn khởi kiện cho biết, khách hàng được nhận căn hộ không phù hợp với hợp đồng. Tháng 5/2011, sau khi khách hàng đã hoàn thành 100% nghĩa vụ thanh toán, Keangnam tiến hành bàn giao căn hộ, nhưng không bàn giao về diện tích, mà chỉ bàn giao về các trang thiết bị có trong căn hộ. 

Vì thế, sau khi đã trả hết tiền và nhận bàn giao, khách hàng chưa thể phát hiện ra ngay căn hộ bị thiếu diện tích so với hợp đồng. Quá trình bán nhà, Keangnam đã cung cấp thông tin không đầy đủ, không trung thực, dẫn đến khách hàng không thể phát hiện ra trong diện tích căn hộ đã bao gồm cả diện tích thuộc sở hữu chung như cột, tường, hộp kỹ thuật; không quy định tường, cột, hộp kỹ thuật là phần sở hữu chung như quy định của Luật Nhà ở; đã xóa bỏ các ký hiệu, chú thích về tường, cột, hộp kỹ thuật nằm trong căn hộ trên bản vẽ đính kèm hợp đồng. 

Trong khi đó, theo Điều 225 Bộ luật Dân sự: “Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả các chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không thể phân chia”. 

Tuy nhiên, với cách thực hiện hợp đồng như ở Keangnam thì có thể nhận định chủ đầu tư đã phân chia toàn bộ phần diện tích thuộc sở hữu chung nằm trong căn hộ để bán cho khách hàng mà không hề thông báo rõ cho khách hàng biết. Trung bình mỗi căn hộ đã phải trả tiền cho khoảng 15% diện tích là phần thuộc sở hữu chung, từ đó dẫn đến căn hộ hình thành trên thực tế thiếu diện tích so với hợp đồng.

Bên khởi kiện cho hay, họ đã thuê một đơn vị địa chính chuyên nghiệp có chức năng đo đạc đến kiểm tra lại diện tích căn hộ. Theo cách đo quy định trong hợp đồng, diện tích theo hợp đồng là 126,02 m2 nhưng khi đo thực tế sau khi nhận nhà chỉ có 123,7 m2 và trong đó đã bao gồm cả diện tích các cột chịu lực và hộp kỹ thuật, tường chung thuộc phần sở hữu chung là 13,0 m2.

Tương tự, căn hộ có diện tích 206,95 m2, nhưng diện tích đo thực tế sau khi nhận nhà chỉ có 197,6 m2, trong đó đã bao gồm phần diện tích sở hữu chung là các cột chịu lực và hộp kỹ thuật lên tới 16 m2. Diện tích thực tế sử dụng của căn hộ chỉ còn vẻn vẹn 181 m2.

Điều đáng nói là sau khi đo đạc xong, khách hàng phát hiện ra diện tích của toàn bộ các cột bê tông chịu lực  và các hộp kỹ thuật thuộc phần sở hữu chung của cư dân đều được Keangnam tính nằm trong diện tích riêng của căn hộ.

"Căn cứ từ các quy định trong hợp đồng cho đến các quy định tại Luật Nhà ở, Bộ Luật Dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản đều thể hiện toàn bộ số diện tích căn hộ thuộc sở hữu riêng của khách hàng", khách hàng cho biết.

Vi phạm thanh toán bằng ngoại tệ

Ngoài nội dung trên, nhóm khách hàng còn cho rằng, chủ đầu tư đã quy định trong hợp đồng giá bán căn hộ và giá trị các đợt thanh toán bằng ngoại tệ là đô la Mỹ và khi thanh toán thì quy đổi ra tiền Việt. Điều này đã vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo khách hàng, trong 10 căn hộ ký với chủ đầu tư, có 4 hợp đồng đã thanh toán bằng USD (Keangnam có phiếu thu ngoại tệ). Hành vi này của chủ đầu tư đã bị Ngân hàng Nhà nước kết luận tại Công văn số 7178 ngày 14/9/2011 là “vi phạm quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối…”. 

Sau đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã có quyết định xử phạt chủ đầu tư đồng thời yêu cầu Keangnam không được ký hợp đồng trong đó quy định giá bán bằng ngoại tệ.

Cách đây hơn 2 năm, tháng 2/2012, nhóm khách hàng này đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm (nay là Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm) để đề nghị buộc Keangnam hoàn trả cho khách hàng phần tiền tương ứng với diện tích thuộc sở hữu chung và phần tiền chênh lệch do Keangnam định giá căn hộ bằng ngoại tệ.

Báo Đầu tư Điện tử - Baodautu.vn sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến vụ việc trong các bản tin tiếp theo.

Thi nhau

Thi nhau "chém gió" về toà nhà 100 tầng ở Hà Nội

() Đã có không biết bao nhiêu bản vẽ cực kỳ hoành tráng về những công trình ấn tượng, nhưng mảnh đất vàng rộng hơn 4 ha ở phía sau Trung tâm Hội nghị quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội) giờ vẫn chỉ là những ruộng rau muống.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư