-
Khánh Hòa chuyển hơn 26 ha đất trồng lúa để đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Diên Thọ -
Đề xuất quy hoạch và đầu tư xây dựng Quốc lộ 5 đi trên cao -
Khánh Hòa thông qua 10 nghị quyết về lĩnh vực đất đai và đầu tư công -
Bình Định đề nghị bổ sung Khu bến Cảng Phù Mỹ vào Quy hoạch cảng biển quốc gia -
Đơn vị vận chuyển tăng tốc đầu tư hạ tầng -
Đồng Tháp: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 1,6 tỷ USD
Với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá”, Hội nghị sẽ thảo luận chuyên sâu về những vấn đề cấp bách nhất của ngành như hiện đại hóa hạ tầng logistics, tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng, thúc đẩy chuyển đổi số, và phát triển các mô hình kinh doanh logistics mới thông qua 2 phiên thảo luận.
Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề: "Chuyển đổi để bứt phá" |
Phiên 1 với chủ đề: “Đối diện những thách thức mới”. Trong phiên này các chuyên gia tập trung thảo luận ba vấn đề là: Các xu hướng mới và biến động toàn cầu; Thách thức cơ sở hạ tầng logistics; Đứt gãy và an ninh chuỗi cung ứng.
Đề dẫn cho phiên thảo luận này, Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPortTM có bài trình bày tổng quan với chủ đề “Tương lai của ngành logistics Việt Nam: Thích ứng và phát triển trong bối cảnh toàn cầu”.
Phiên 2 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá”, các chuyên gia, doanh nghiệp tập trung thảo luận vào ba vấn đề chính là: Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ; Phát triển cơ sở hạ tầng thông minh; Tái cấu trúc chuỗi cung ứng gắn với phát triển xanh, bền vững…
Sự kiện được phát trực tuyến trên Fanpage, Youtube và các nền tảng trực tuyến của Báo Đầu tư.
Ông Nguyễn Hồng (ngoài cùng bên phải), Phó tổng biên tập Báo Đầu tư chụp ảnh kỷ niệm cùng khách mời tham dự Hội nghị. |
Chia sẻ với Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn bên lề Hội nghị, các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành logistics đều cho rằng, ngành logistics Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình, bứt phá. Tuy nhiên, điểm nghẽn cố hữu vẫn là chậm trễ và chi phí cao. Theo đó, chuyển đổi để bứt phá là điều được nhiều doanh nghiệp logistics áp dụng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, minh bạch nguồn gốc…
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, vấn đề mấu chốt để kéo giảm chi phí logistics là tăng tốc kết nối hạ tầng giao thông với đầu tư phát triển các trung tâm logistics, cảng cạn, đẩy mạnh vận tải đa phương thức.
Theo ông Hải, hạ tầng là yếu tố tiên quyết thúc đẩy phát triển ngành này. Nhiều công trình, dự án lớn được xây dựng, điển hình là Việt Nam đã có sân bay do tư nhân đầu tư. Việt Nam có 3 cảng biển lọt vào top 50 cảng biển lớn nhất thế giới, cùng nhiều tuyến đường cao tốc mới, tới đây lại có chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc.
Bên cạnh hạ tầng giao thông, hạ tầng kho bãi cũng phát triển. Thời gian qua, số lượng kho bãi tăng lên đáng kể, được trang bị hiện đại hơn, ứng dụng công nghệ tự động, quy mô xử lý hàng hóa cũng cao hơn. Đó là những hạ tầng chúng ta nhìn thấy, còn gọi là hạ tầng cứng.
Về hạ tầng mềm như công nghệ thông tin, nhân lực, môi trường pháp lý… cũng đang hoàn thiện. Tất cả các yếu tố này hòa quyện, tạo nên bức tranh tổng thể, hỗ trợ cho các doanh nghiệp logistics triển khai hoạt động kinh doanh của mình.
Không gian trưng bày và kết nối của doanh nghiệp tại Hội nghị. |
Dưới góc độ là doanh nghiệp, ông Ben Anh, CEO Tập đoàn ITL cho rằng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 14 - 16%/năm, ngành logistics Việt Nam phát sinh lượng khí thải lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực vận tải và kho bãi. Vì vậy, việc các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp logistics xanh không chỉ là xu hướng tất yếu của ngành logistics toàn cầu, mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của logistics Việt Nam.
Cùng quan điểm, ông Đỗ Hoàng Phương, Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Công ty TNHH MTV Thương mại & Tiếp vận Bảo Tín chia sẻ, chuyển đổi số sẽ giúp tự động hóa các quy trình, từ việc quản lý đội xe đến theo dõi lộ trình và tối ưu hóa kho vận. Nhờ đó, công ty có thể giảm thời gian vận chuyển, hạn chế lãng phí, và đảm bảo thiết bị đến đúng tiến độ. Đồng thời, còn tăng tính minh bạch và dễ dàng theo dõi tiến độ dự án. Điều này tạo sự tin tưởng cho khách hàng và đối tác, giúp công ty nổi bật trên thị trường logistics bền vững.
“Tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm nhiên liệu thông qua xanh hóa và chuyển đổi số có thể giảm đáng kể chi phí vận hành dài hạn, mang lại lợi thế tài chính và khả năng đầu tư vào các giải pháp công nghệ mới”, ông Phương nói.
Đại diện Công ty TNHH MTV Thương mại & Tiếp vận Bảo Tín cho biết thêm, logistics là một mắt xích quan trọng giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cho các dự án năng lượng tái tạo. Sự tham gia của các doanh nghiệp logistics không chỉ thúc đẩy ngành năng lượng xanh mà còn góp phần vào mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững của quốc gia.
-
Vì sao dự án của Nidec tại TP.HCM chưa được cấp phép? -
Yêu cầu cấp thiết đầu tư "siêu cảng" Trần Đề -
Cơ hội để logistics Việt Nam tăng tốc -
Nghệ An đề nghị các địa phương, chủ đầu tư rà soát nợ tồn đọng -
Khai mạc Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 -
Xử lý hơn 13 triệu m2 chất thải nạo vét từ dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Khánh Hòa đề xuất lập Quỹ phát triển đất để lấy kinh phí giải phóng mặt bằng sạch
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo