-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng nguồn cung trong nước và tại kho các doanh nghiệp khá dồi dào, đủ để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. |
Tại buổi họp với lãnh đạo Bộ Công Thương về việc kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Hồ Chí Minh, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết hiệp hội và các doanh nghiệp, đại diện các địa phương sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL nhất trí kiến nghị với Bộ Công Thương sớm báo cáo với Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại.
"Nguồn cung gạo trong nước và tại kho các doanh nghiệp khá dồi dào, đủ để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Với việc mở cửa xuất khẩu trở lại, người nông dân sẽ có lợi vì bán được lúa giá cao", đại diện VFA khẳng định.
Tất nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, việc ký mới hợp đồng cũng cần có những kiểm soát chặt chẽ hơn để vừa đảm bảo xuất khẩu được gạo nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước,
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình sản xuất và khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020 trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, năm nay Việt Nam đủ khả năng xuất khẩu 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo các loại.
Cụ thể, Bộ này dự kiến kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 đạt 43,5 triệu tấn thóc. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 29,96 triệu tấn, vẫn còn dư 13 - 13,4 triệu tấn thóc (tương đương 6,5 – 6,7 triệu tấn gạo) cho xuất khẩu.
Trước đó, trả lời về điều hành phân phối, xuất khẩu gạo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng cho biết: Bộ Công Thương đã chuẩn bị tất cả kịch bản lưu thông phân phối hàng hóa, không để thiếu cục bộ bất kỳ chỗ nào. Mặt khác, vụ lúa của Việt Nam gieo trồng nhanh, trong thời gian ngắn có thể phục hồi đáp ứng yêu cầu. Trong điều kiện dịch bệnh kéo dài, Việt Nam vẫn có thể đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Hiện, nhiều tỉnh ĐBSCL như Long An, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang... đều cho biết vụ đông xuân 2020, sản xuất lúa thắng lợi lớn dù ảnh hưởng của xâm nhập mặn và hạn hán. Hiện giá lúa đang rất tốt, giúp nông dân có lãi trên 40%, và là năm vừa trúng mùa, vừa được giá cao hiếm có tại ĐBSCL trong nhiều năm qua.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025