Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Khánh thành nhà máy may có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD tại Vĩnh Phúc
Thế Hải - 21/10/2016 09:28
 
Nhà máy may mặc xuất khẩu ở tỉnh Vĩnh Phúc, với tổng vốn đăng ký 50 triệu USD do Tập đoàn TAL (Hồng Kông) làm chủ đầu tư đã chính thức đi vào hoạt động.

Tập đoàn TAL là 1 trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực may mặc được thành lập năm 1947 tại Hồng Kông.

TAL đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2004, với Nhà máy Dệt may Việt Mỹ (TAV Limited), được đặt tại KCN Phúc Khánh (tỉnh Thái Bình), với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD. 2 nhà máy tại tỉnh Thái Bình và Vĩnh Phúc, TAL đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 16.000 lao động.  

Là một tập đoàn dệt may lớn của Hồng Kông, TAL xuất khẩu tới 90% sản phẩm sang thị trường Mỹ, với các thương hiệu như Burberry, Brooks Brothers, Banana Republic, Tommy Hilfiger…

TAL đã nhận Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án tại Vĩnh Phúc vào cuối năm 2014. Nhà máy sẽ được xây dựng trên diện tích 8 ha,  với sản lượng xuất khẩu khoảng 12 triệu sơ mi nam, nữ/năm và tạo việc làm ổn định cho 3.500 lao động.

Tập đoàn TAL đến Việt Nam từ năm 2004, đến thời điểm này có 2 Dự án lớn tại Thái Bình và Vĩnh Phúc.
Tập đoàn TAL đến Việt Nam từ năm 2004, đến thời điểm này có 2 dự án lớn tại Thái Bình và Vĩnh Phúc

Đến nay, Tập đoàn có 11 nhà máy sản xuất tại 6 quốc gia gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ethiopia và Việt Nam, với sản lượng 60 triệu chiếc/năm. Tập đoàn đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 26.000 công nhân trên khắp thế giới.

Ông Roger Lee, Chủ tịch Tập đoàn may TAL cho biết, TAL là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm may mặc chất lượng cao, theo chuỗi cung ứng và dịch vụ khách hàng hoàn hảo cho các tập đoàn bán lẻ lớn ở Mỹ, châu Âu và châu Á, với các thương hiệu và nhãn hàng thời trang đẳng cấp thế giới.

Tập đoàn TAL cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy dệt với công nghệ tiên tiến hiện đại, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường nhằm phát huy hiệu quả Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, góp phần xây dựng thương hiệu may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới.

Hút FDI vào dệt may: Đón đầu TPP, cẩn trọng máy móc lạc hậu
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được cho là cơ hội lớn để Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó có...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư