Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Khát vọng đánh thức tiềm năng vùng “đất thiêng” Quảng Trị
Tiến Nhất - Ngọc Tân - 06/12/2018 10:18
 
“Quảng Trị hiện đang ở giữa 2 vùng du lịch rất lớn đó là du lịch sinh thái hang động của tỉnh Quảng Bình và du lịch Cố đô Huế. Tuy vậy, Quảng Trị vẫn có thế mạnh về du lịch tâm linh. Trong những năm qua, tỉnh đã phát triển những tour du lịch như “Về thăm chiến trường xưa và đồng đội”, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái... chúng tôi cho rằng du lịch Quảng Trị vẫn chưa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có” - ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ.

Là cầu nối 2 miền Bắc – Nam trên các trục giao thông mang tính huyết mạch của quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường biển, là điểm đầu phía Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây, có hai cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay, tỉnh Quảng Trị hội tụ đầy đủ yếu tố “thiên thời, địa lợi nhân hòa” để khai thác và phát triển du lịch.

Thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống.
Thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống.

Theo ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị: Trong những năm sắp đến, tỉnh đã xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, địa phương đã có hoạch định chiến lược cho du lịch, đó là sẽ khai thác tuyến du lịch sinh thái nghĩ dưỡng ở Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ; sẽ tổ chức khai thác tốt hơn du lịch tâm linh, đó là tuyến du lịch “Về thăm chiến trường xưa và đồng đội”, thăm viếng các địa chỉ đỏ về cách mạng như: Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9, Địa đạo Vĩnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị... Các điểm du lịch văn hóa - tâm linh với Nhà thờ La Vang, Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, các di tích Chúa tiên Nguyễn Hoàng và hệ thống di tích của thị xã Quảng Trị luôn là điểm đến thu hút khách du lịch tâm linh cả trong nước và quốc tế... tất cả những điều đó sẽ tạo ra cho Quảng Trị những cơ hội, đồng thời đặt ra nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng tương xứng cũng như các dịch vụ đi kèm để phát triển du lịch...

Thắng cảnh Mũi Trèo, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Thắng cảnh Mũi Trèo, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Những hạn chế về cơ sở vật chất, dịch vụ hiện tại sẽ làm hạn chế sự phát triển của du lịch, vì vậy tỉnh đang có chiến lược huy động sự tham gia của các ngành, nâng cao năng lực các công ty du lịch, những doanh nghiệp, cá nhân để có dịch vụ tốt phục vụ cho phát triển, tìm ra những sáng kiến, ý tưởng xây dựng các tour, tuyến du lịch nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Quảng Trị trong bối cảnh đứng giữa 2 điểm du lịch rất phát triển ở miền Trung.

“Quảng Trị đã và đang có những kiến nghị với Tổng Cục du lịch để xây dựng phương án, thực hiện liên kết, khai thác tiềm năng lợi thế của từng địa phương trong việc xây dựng chuỗi du lịch qua 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa thiên Huế theo dọc con đường di sản miền Trung. Một lợi thế liên kết mà các địa phương chưa phát huy hết tiềm năng vốn có...” - ông Nguyễn Đức Chính cho biết.

Một Dự án điện gió tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.
Một dự án điện gió tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

Với điều kiện về vị trí địa lý đặc biệt nằm ở trung điểm miền Trung, ông Nguyễn Đức Chính đã chỉ rõ những lợi thế của địa phương so với các tỉnh trong khu vực, với 2 hướng đi được xác định rõ: Quảng Trị đã và đang chủ trương thực hiện kế hoạch phát triển các dự án năng lượng, mong muốn xây dựng Trung tâm năng lượng Quảng  Trị, dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng gió... Quảng Trị đã có 1 nhà máy điện gió đầu tiên của khu vực Bắc Trung Bộ và đã phát điện 30 MW, sắp đến sẽ có thêm  4 nhà máy điện gió sẽ phát điện, với công suất mỗi nhà máy khoảng 30 MW.

Lộ trình phát triển của điện gió hoạch định đến từ nay đến 2025 sẽ có 800 MW điện gió. Ngoài ra, tỉnh đã sử dụng các vùng đất không thể khai thác được như vùng cát để xây dựng điện mặt trời, Quảng Trị sẽ có 1 dự án điện mặt trời đầu tiên phát điện với công suất 50 MW vào tháng 6/2019. Ngoài ra, hiện Bộ Công thương đã trình Chính phủ xây dựng dự án điện khí do Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga đầu tư tại Quảng Trị...

Bên cạnh đó, Quảng Trị đang đẩy mạnh khai thác ngành công nghiệp gỗ, hiện địa phương có 2 nhà máy gỗ MDF với công suất 200.000 tấn/năm và có hơn 20 nhà máy chế biến gỗ ghép thanh, gỗ phục vụ gia dụng. Diện tích rừng trồng hiện nay đang được đầu tư rất mạnh với 110 nghìn ha, một năm khai thác sản lượng rừng trồng ở Quảng Trị giao động 600 nghìn - 1 triệu m3 gỗ, nguồn nguyên liệu sẽ cung cấp cho các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn. Quảng Trị đang chỉ đạo các ngành kêu gọi đầu tư chế biến các sản phẩm gỗ để tham gia thị trường sản phẩm gỗ của quốc gia. Cố gắng đưa ngành công nghiệp gỗ trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương...

Quảng Trị: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Quảng Trị cho biết, trong năm 2019 sẽ tiếp tục thực hiện cắt giảm 50% thời gian so với quy định trong giải...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư