-
Đồng meme $TRUMP rớt giá một nửa sau ngày ông Trump nhậm chức -
Dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu trong năm 2025 -
Kiểm soát nợ xấu vẫn là mối quan tâm lớn của ngân hàng năm 2025 -
Thách thức khi Eximbank muốn tự tái cơ cấu -
Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm -
LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025
Cựu chiến binh Lê Anh Hùng nhờ vốn vay ưu đãi đã thoát nghèo và làm giàu. |
“Ươm mầm” nhân lực
Không khó để tìm ông Lê Anh Hùng, cựu chiến binh ở xã Tân Hải, huyện La Gi, người nổi tiếng trong xã bởi từ nghèo khó trở thành triệu phú và ông còn có 3 người con đã học xong đại học nhờ vốn vay từ NHCSXH, chương trình dành cho học sinh - sinh viên.
Ông Hùng kể, cách đây chừng mười năm, ông vay 20 triệu đồng của NHCSXH để trồng 1.000 trụ thanh long. Cuộc sống lúc ấy còn khó khăn vì 3 đứa con đang tuổi ăn học, nhưng sau 4 năm, thanh long cho thu hoạch nên có thêm nguồn vốn để tái đầu tư. Vừa trả nợ xong cho ngân hàng thì 3 con lần lượt vào đại học, nên lại phải nhờ đến nguồn vốn vay của NHCSXH.
“Con trai đầu Lê Quốc Cường hiện là kỹ sư xây dựng, đang làm cho công ty nước ngoài, con thứ hai Lê Tấn Cường tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin, đang làm việc tại TP.HCM, còn con gái út Lê Quốc Mỹ Anh vừa làm vừa học cao học Đại học Dược TP.HCM. Nhà tôi hiện nay, mỗi năm trừ các khoản chi phí còn để dành được khoảng 500 triệu đồng”, ông Hùng nói.
Từ La Gi ngược lên Đức Linh, một huyện miền núi của Bình Thuận, cách TP. Phan Thiết hơn 130 km. Từ trung tâm huyện đi thêm 12 km mới đến được xã Sùng Nhơn, vùng đất tuy còn nghèo nhưng có tiếng là hiếu học. Vừa đặt chân đến đầu thôn 2, hỏi nhà chị Miền liền được bà con kể, nhà chị ấy nghèo lắm, nhưng mấy đứa con rất có chí, có 3 đứa học đại học bằng tiền vay từ NHCSXH và tiền đi làm thuê.
Căn nhà cấp 4 cũ kỹ, trong nhà không có đồ đạc gì đáng giá, nhưng niềm tự hào của chị Miền là những đứa con chăm ngoan, học giỏi. Khi kể về chuyện học hành của con, mặt chị ngời lên hy vọng.
“Nhà tôi chỉ có 5 sào ruộng, nuôi 3 con ăn học là điều gần như không thể. Lúc các con đậu đại học, gia đình tôi nghĩ mãi không biết làm cách nào để bọn trẻ được học tiếp, mà bắt chúng nghỉ thì tội quá. May nhờ nguồn vốn vay 88,6 triệu đồng của NHCSXH dành cho học sinh - sinh viên nên các con đã thực hiện được ước mơ”, chị Miền nói.
Được biết, 3 đứa con của chị đã tốt nghiệp đại học và cao học. Trong đó, cháu Nguyễn Thị Đào Lưu (sinh năm 1989) là thạc sĩ chuyên ngành tâm lý học, cháu Nguyễn Xuân Ngân (sinh năm 1991) và cháu Nguyễn Thị Ngân Hà (sinh năm 1994), đều tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP.HCM khoa vật lý và tin học.
Đòn bẩy phát triển kinh tế
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Chương trình hành động số 33. Theo đó, các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm cân đối bổ sung nguồn ngân sách ủy thác NHCSXH cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách.
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế tại địa phương, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương trong tỉnh đã đạt kết quả rất tốt.
Giám đốc NHCSXH tỉnh Bình Thuận, ông Phạm Anh Đức cho biết, trong 5 năm qua, chi nhánh đã tập trung nguồn vốn trên 3.150 tỷ đồng giải ngân cho trên 140.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để đầu tư sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp trên 28.000 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho trên 6.600 lao động; giúp trên 9.700 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 108.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 116 hộ nghèo; gần 10.000 hộ gia đình sống ở vùng khó khăn được vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh...
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW cho thấy, nguồn vốn của NHCSXH đang ngày càng tăng sức lan tỏa sâu rộng tại Bình Thuận.
Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn…
-
Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm -
Home Credit thắng hai giải thưởng quốc tế với Home App và Home PayLater -
LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 -
Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
Người Việt lãi tỷ USD từ tiền ảo; Doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu -
Ứng phó linh hoạt với biến động tỷ giá -
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam