-
Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền -
Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/năm -
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực -
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam
TIN LIÊN QUAN | |
Khi DN sẩy chân sân khách, bí bách sân nhà | |
Khơi thông dòng tiền: Cổ đông không muốn cắt lỗ | |
Chọn cách chơi để bảo vệ thị phần |
Cuộc tranh biện giữa ông Trần Tấn Đạt, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Quân Đạt và các cổ đông vẫn chưa có được kết quả cuối cùng, bởi trong khi CEO cương quyết với việc duy trì thị trường truyền thống, thì các cổ đông xem ra lại hào hứng với việc quay về với thị trường nội địa rộng lớn.
CEO kỳ này là ông Trần Tấn Đạt (giữa), Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Quân Đạt |
Cuộc tranh biện này xuất phát từ tình huống thực tế tại một DN thu mua, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, khi thị trường truyền thống của công ty này đang dần suy giảm. Trước nguy cơ phải đóng cửa, các cổ đông do rằng, Công ty cần nhanh chóng quay về thị trường nội địa, còn CEO lại cho rằng, thị trường trong nước hiện cũng đang cạnh tranh gay gắt do các đối thủ đang thi nhau quay về.
Chọn thị trường nào rõ ràng là câu hỏi không dễ trả lời và cũng không phải là tình huống của riêng DN nào, mà là tình huống hàng ngày, hàng giờ mà các DN Việt Nam phải lựa chọn. Cũng chính bởi vậy, không chỉ ông Trần Tấn Đạt và các cổ đông của mình có quan điểm trái chiều, mà nhiều bạn xem Chương trình CEO - Chìa khóa thành công tuần vừa rồi, với chủ đề Chiến lược cạnh tranh - Mất thị trường truyền thống, cũng có những góc nhìn trái ngược.
“Bỏ cái bánh to về với cái bánh nhỏ không khó, nhưng làm ngược lại sẽ khó hơn rất nhiều. Vì thế, nên mạnh dạn duy trì cái bánh to, thậm chí cần giải pháp đột phá để thành công hơn nữa và kiếm thêm được cái bánh bé cũng tốt”, Hatthocvang Vietnam đã chia sẻ quan điểm của mình trên facebook của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công.
Trong khi đó, bạn Trần Khoa Anh lại ủng hộ việc DN quay về với thị trường nội địa. “Không quay về bây giờ, để 3 - 5 năm nữa sẽ càng khó hơn”, Trần Anh Khoa bày tỏ.
Tuy nhiên, trong kinh doanh, câu trả lời đôi khi không đơn giản chỉ là “không” hay “có”. Bởi vậy, đa phần quan điểm của khán giả đã xem phần 1 của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công chủ đề Chiến lược cạnh tranh - Mất thị trường truyền thống, đều cho rằng, quan trọng nhất là CEO phải xem xét lại vì sao lợi nhuận lại giảm sút, từ đó có chiến lược phù hợp cho DN.
“Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng, thị trường nào cũng thế thôi, quan trọng là nguồn lực ra sao”, Nguyenphuc Tonviet bình luận.
Vì quan trọng là nguồn lực của DN ra sao, nên DN vẫn có thể tiếp tục theo đuổi thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời tính đến việc kiếm thêm một miếng bánh ở thị trường nội địa. “Nên khẩn thiết xem xét việc quay về với thị trường nội địa vì dù sao đó vẫn là ao nhà của mình. Hơn nữa, với việc xuất khẩu nông sản mang tính rủi ro cao, thì DN cần tính cả đường lui. Tốt nhất là kinh doanh vững chắc ở thị trường nội địa và tạo đột phá ở thị trường xuất khẩu”, ông Trần Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Kinh Đô, Tổng giám đốc Công ty Kinh Đô miền Bắc khuyến nghị.
Theo ông Việt, trong kinh doanh, quan trọng nhất là lựa chọn thị trường. Nếu chọn sai, kinh doanh sẽ thất bại.
Trong khi đó, với kinh nghiệm nhiều năm “chinh chiến” đầu tư ở xứ người, TS. Alan Phan, chuyên gia kinh tế, cho rằng, dù kinh doanh ở thị trường nội địa hay xuất khẩu thì cũng đều cần có sự chuẩn bị kỹ càng. “Kết quả của trận chiến luôn được định đoạt trước phát súng đầu tiên. Chuẩn bị đàng hoàng thì cơ hội thắng sẽ nhiều hơn”, TS. Alan Phan nói.
Điều đó có nghĩa rằng, điều quan trọng nhất trong tình huống này là CEO phải nghiên cứu, đánh giá kỹ xu thế thị trường để quyết định bỏ trứng vào giỏ nào và đâu là thị trường có cơ hội mang lại cho DN nhiều thuận lợi và lợi nhuận nhất. Vì thế, sẽ khó có một đáp số chung cho tất cả các DN, mà phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của DN và tầm nhìn của CEO.
Nếu là CEO của DN gặp phải tình huống tương tự, bạn sẽ giải quyết như thế nào? Phần hai của Chương trình, được phát sóng vào 10 giờ sáng Chủ nhật tuần này (11/1/2015) và phát lại vào 8 giờ sáng thứ Hai (12/1) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, với sự tham gia tư vấn của hai chuyên gia dày dặn kinh nghiệm là TS. Alan Phan và ông Trần Quốc Việt. Tư vấn của hai vị chuyên gia có thể sẽ giúp các CEO có được lời giải hợp lý cho bài toán khó của DN mình.n
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV
Nhã Nam
-
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực -
CMC kích hoạt AI-X; Viettel Post mở công ty con tại Lào; GSM và Mai Linh lập chuỗi sửa xe -
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam -
Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate -
Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3