-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
- Lãng phí ngàn tỷ, xóa sổ cơ hội đầu tư ở khu công nghiệp - Bài 1: Phải ngừng thu hút đầu tư vì tiền thuê đất chưa tính được
- Doanh nghiệp kêu cứu vì sự phi lý trong quản lý đất đai - Bài 2: Đất Xanh Group “xanh mặt” do tắc “sổ hồng”
- Doanh nghiệp kêu cứu vì sự phi lý trong quản lý đất đai - Bài 3: Lê Thành cay đắng ở dự án nhà ở xã hội
- Doanh nghiệp kêu cứu vì sự phi lý trong quản lý đất đai - Bài 4: Lời cầu khẩn của nhà đầu tư trong cơn uất nghẹn
- Doanh nghiệp kêu cứu vì sự phi lý trong quản lý đất đai - Bài 5: Để Nhà nước, doanh nghiệp, người dân không… cùng thua
Dự án nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc tại quận Bình Tân của Công ty Lê Thành đang dở dang vì nhiều vướng mắc |
Sau loạt bài trên, Báo Đầu tư tiếp tục khởi đăng loạt bài “Lãng phí ngàn tỷ, xóa sổ cơ hội đầu tư ở khu công nghiệp” với tiếng kêu cứu mà các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất vừa gửi tới.
Nhưng đa số chủ doanh nghiệp đều đề nghị không nêu tên, bởi họ chung một nỗi sợ. Sợ bị “soi”, sợ bị “hành” do họ vẫn còn phải tới các cơ quan đó, bộ phận đó để cầu khẩn. Chỉ có số ít - là những chủ doanh nghiệp dường như đã tới đường cùng của tồn vong, đứng bên bờ vực phá sản - mới dám nói thẳng, nói rõ.
“Chiến trường” của doanh nghiệp là thương trường, không phải là việc “chiến đấu” với cơ quan quản lý. Đã làm doanh nghiệp, trách nhiệm vô hạn mà rủi ro vô cùng. Ở đó, họ có thể sống hoặc “chết” trên thương trường, cùng lắm chỉ oán trách mình yếu kém, hoặc không gặp thời thế.
Tất cả, như Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổng kết, với 7 vướng víu đã khiến dự án liên quan tới đất đai “bất động”, gây thiệt hại theo hiệu ứng domino cho cả doanh nghiệp, Nhà nước và người dân.
Nguyên nhân tập trung vào 2 yếu tố chính. Đó là sự thiếu đồng bộ, thiếu liên thông của một số văn bản quy phạm pháp luật và nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức trong quá trình thực thi pháp luật.
Quy định pháp luật do con người đặt ra, tạo hành lang cho sự vận hành của chính con người trong xã hội, hướng tới các mục tiêu như phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xây dựng xã hội phồn vinh… Chính vì vậy, nếu một quy định nào đó hoặc mắt xích nào đó trong hệ thống pháp luật khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, khiến dòng tiền không lưu thông, khiến Nhà nước thất thu, khiến người dân mất quyền lợi chính đáng… thì hẳn nhiên là không phù hợp.
Cán bộ công chức, đúng nghĩa là “công bộc”; cơ quan quản lý nhà nước, đúng nghĩa là “đồng hành” và hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp - “công bộc” hay doanh nghiệp - cơ quan quản lý, là mối quan hệ tương hỗ, thậm chí là “win-win”, chứ không phải đối thủ của nhau.
Nên nếu để doanh nghiệp phải uất nghẹn kêu cứu vượt cấp, phải uất nghẹn viết trong đơn “chúng tôi gần như không còn tinh thần và đang trong tình trạng kiệt sức”, hay phải thốt lên giữa hội nghị rằng “chúng tôi nản tới mức đang xem xét có tiếp tục làm dự án nhà ở xã hội nữa hay không”, khi đó dù biện minh thế nào, thì cung cách đối xử của “công bộc”, quy trình xử lý sự vụ của cơ quan quản lý chắc chắn đang có vấn đề, cần phải khẩn trương xem xét lại.
Song với doanh nghiệp, dù đã bị dồn tới bờ vực, dù khủng hoảng niềm tin, thì họ vẫn mong chờ “tia sáng cuối đường hầm” khi kêu để mong được cứu.
Quy định do con người đặt ra, cũng có nghĩa, con người là chủ thể có thể thay đổi quy định nếu không phù hợp với thực tiễn. Càng phải thay đổi nhanh hơn, nếu quy định đó triệt tiêu sự phát triển, cản trở tương lai. “Công bộc” lại càng không thể vô tri, vô cảm.
Nên với thực trạng mà doanh nghiệp bất động sản nói riêng, sản xuất - kinh doanh liên quan đất đai nói chung đã, đang gặp phải, đang khốn khổ, thì việc điều chỉnh quy định pháp luật càng cấp bách hơn, càng phải nhanh hơn, càng phải đồng bộ hơn.
Doanh nghiệp chính là “xương sống” của nền kinh tế. Thể chế nào, doanh nghiệp ấy, đừng để sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của một bộ phận công chức “hạ gục” tinh thần kinh doanh đang lên của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025