-
Một công ty thép lãi gấp hơn 4 lần trong quý III/2024 -
Taxi Vinasun có thêm cổ đông lớn -
Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai tiếp tục "tím lịm" bất thường -
Phó phòng phân tích SHS Research: VN-Index dự vượt 1.300 điểm, vốn ngoại sẽ quay lại -
Tổng giám đốc FLC Stone từ nhiệm -
Cổ phiếu HTL lên đỉnh 7 năm khi tăng cổ tức từ 20% lên 65%
Đây không còn là “mục tiêu phấn đấu”, bởi Quyết định 22/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 ban hành cách đây 1 năm đã ấn định rõ thời điểm phải hoàn thành nhiệm vụ nêu trên.
Như vậy, nhiệm vụ đặt ra trong hơn 3 năm tới phải “thanh lý” toàn bộ số doanh nghiệp dưới 50% vốn nhà nước là rất nặng nề. Nhiệm vụ càng trở nên nặng nề hơn khi đã qua hơn 1 năm kể từ khi Thủ tướng ban hành Quyết định 22/2021/QĐ-TTg ấn định việc “khai tử” loại hình doanh nghiệp nói trên, nhưng đến nay, tình hình hầu như không chuyển biến.
Dù có đưa ra những lý do khách quan để “đổ thừa”, nhưng không thể không thừa nhận một thực tế là, trong giai đoạn 2016-2020, các bộ, ngành, địa phương đã thất bại trong việc thoái vốn nhà nước trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ ban hành tới 4 quyết định về vấn đề này. Cụ thể, trong cả giai đoạn trên chỉ thoái được 6.493 tỷ đồng tại 106 doanh nghiệp, tức chỉ đạt 30% về số lượng doanh nghiệp và 11% số vốn cần phải thoái theo kế hoạch.
Tới nay, số doanh nghiệp dưới 50% vốn nhà nước còn tồn tại là 161 đơn vị (gồm 3 tổng công ty cổ phần, 1 công ty mẹ con và 157 công ty độc lập). Nhưng việc “thanh lý” 161 đơn vị là không hề đơn giản, vì vẫn còn tới 8.407 tỷ đồng vốn nhà nước tại những doanh nghiệp này, tức trị giá vốn phải thoái còn lớn hơn tổng số vốn nhà nước đã thoái tại tất cả doanh nghiệp (bao gồm số doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm từ 50% đến 65% và từ 65% đến dưới 100%) giai đoạn 5 năm trước.
Ở góc nhìn khác, vốn cũng là một loại hàng hóa, vì hiểu một cách thông thường, vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo đó, chỉ hàng hóa có chất lượng mới thu hút được khách hàng, trong khi chất lượng của phần lớn vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước là cổ đông thiểu số lại không cao.
Nhìn chung, bức tranh tổng thể về tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp mà tại đó, đại diện vốn nhà nước không có tiếng nói quyết định là khá ảm đạm.
Báo cáo của Bộ Tài chính vào cuối năm 2021 về hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% cho thấy, doanh thu của khối doanh nghiệp này trong năm 2020 giảm 3% so với năm 2019; lãi trước thuế chỉ tăng 1% - thấp hơn cả tốc độ lạm phát (3,23%). Có 39/161 đơn vị bị lỗ trong năm 2020 với lỗ 322 tỷ đồng. Đến đầu năm 2021, có tổng cộng 44 doanh nghiệp (chiếm hơn 27% số doanh nghiệp) vẫn còn lỗ lũy kế, với tổng số tiền lên đến 2.809 tỷ đồng, tức là chiếm hơn 1/3 vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2021-2025, ngoài số doanh nghiệp dưới 50% vốn nhà nước phải thoái toàn bộ, hiện còn một lượng lớn doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cũng buộc phải thoái vốn. Quyết định 22/2021/QĐ-TTg cũng quy định 14 nhóm lĩnh vực nhà nước sở hữu từ 50% đến dưới 65% và từ 65% đến dưới 100%, đồng thời buộc phải thoái vốn nhà nước tại tất cả doanh nghiệp hoạt động ngoài 14 lĩnh vực này. Đây là bài toán rất khó vì nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm này có tình hình tài chính không mấy sáng sủa, hoạt động sản xuất, kinh doanh không mấy hấp dẫn nhà đầu tư.
Làm thế nào để thoái vốn theo mục tiêu đề ra là câu hỏi khiến các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đau đầu. Việc thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định 22/2021/QĐ-TTg lại càng khó khăn hơn trước thực tế là ngay cả doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, tài chính lành mạnh đã đem bán vốn nhiều lần, song đành “mang đến lại mang về” hoặc bán được quá ít so với trị giá chào bán.
Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2025 không chỉ là nhiệm vụ, mà đã trở thành mệnh lệnh đối với các bộ, ngành, địa phương. Ngoài Quyết định 22/2021/QĐ-TTg của Chính phủ, Nghị quyết 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 đã giao nhiệm vụ, trong giai đoạn này phải thu bằng được ít nhất 248.000 tỷ đồng, nếu không sẽ khó thu xếp vốn để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội. Thực tế trên đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải sớm có kế hoạch, sớm có phương án, sớm có giải pháp hữu hiệu để thực thi mệnh lệnh này.
-
Phó phòng phân tích SHS Research: VN-Index dự vượt 1.300 điểm, vốn ngoại sẽ quay lại -
Tổng giám đốc FLC Stone từ nhiệm -
Sao lại phải loại nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân khỏi thị trường trái phiếu riêng lẻ? -
Cổ phiếu HTL lên đỉnh 7 năm khi tăng cổ tức từ 20% lên 65% -
Thêm 2 công ty chứng khoán bị phạt hàng trăm triệu đồng -
VN-Index quay đầu giảm nhẹ sau 4 phiên tăng liên tiếp -
Vinhomes sẽ mua 370 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 23/10
- Generali gia tăng hiện diện tại thị trường Việt Nam với cột mốc 100 văn phòng trên toàn quốc
- GELEX: Mục tiêu đào tạo gắn bó chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh
- JSC được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội