Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Khởi công Dự án Quản lý tài sản đường bộ trị giá 301 triệu USD
Anh Minh - 03/01/2015 16:40
 
Sáng nay, Dự án Quản lý tài sản đường bộ trị giá 301 triệu USD vừa được khởi công với gói thầu xây dựng 2 cầu trên Quốc lộ 38B tỉnh Hải Dương.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đón hiệu ứng từ đầu tàu ODA giao thông
Đầu tư gần 5.000 tỷ cho Dự án hầm đèo Cù Mông
Mục sở thị đại công trường hầm Đèo Cả
DN vận tải kêu bị "đánh bẫy", Bộ trưởng Thăng vào cuộc
Bộ trưởng Thăng bác phương án sửa cầu Thăng Long 310 tỷ

Dự án Quản lý tài sản đường bộ (VRAM) có tổng mức đầu tư 301 triệu USD, tương đương 6.305 tỷ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng thế giới là 251 triệu USD và vốn đối ứng là 50 triệu USD, dự kiến triển khai trong vòng 6 năm (2014 – 2020).

Khởi công Dự án Quản lý tài sản đường bộ trị giá 301 triệu USD

Dự án VRAM khi hoàn thành vào năm 2020 sẽ có nhiều tuyến Quốc lộ phía Bắc sẽ được cải tạo, bảo trì 

Chủ đầu tư Dự án là Tổng cục Đường bộ Việt Nam (DRVN), đại diện chủ đầu là Ban Quản lý dự án 3 (PMU3), Tư vấn thiết kế là Công ty tư vấn Egis International (Pháp), Tư vấn giám sát là Công ty tư vấn SMEC International Pty Ltd (Úc).

Đây là một trong những dự án quan trọng tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của công tác bảo trì, nâng cấp tài sản mạng lưới đường quốc lộ Việt Nam kết hợp các loại hình hợp đồng xây dựng mới trong quản lý bảo trì đường bộ (hợp đồng quản lý bảo trì đường bộ dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện); hỗ trợ và xây dựng các công cụ, phương pháp thu thập dữ liệu, lưu trữ và phân tích về tình trạng mạng lưới đường bộ, xác định nhu cầu, lập kế hoạch quản lý bảo trì đường bộ Việt Nam hiệu quả, bền vững.

Dự án VRAMP bao gồm 4 hợp phần chính. Trong đó, Hợp phần A- Quản lý tài sản đường bộ: Xây dựng khung cơ sở dữ liệu đường bộ, phát triển hệ thống và kế hoạch quản lý tài sản đường bộ; thu thập dữ liệu đường bộ; Chi phí hoạt động thường xuyên.

Hợp phần B- Bảo trì tài sản đường bộ có mục tiêu bảo trì dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện (hợp đồng PBC) cho QL.2 đoạn Hàm Yên - Hà Giang (Km163 - Km287); Bảo trì định kỳ theo phương pháp truyền thống 2 tuyến quốc lộ: QL.48 đoạn Km0 - Km20 và đoạn Km38 - Km64; QL.6 đoạn Hòa Bình - Sơn La (Km78+300 – Km303).  Các hợp đồng Tư vấn/hàng hóa: Tư vấn giám sát và tăng cường PBC; Tư vấn giám sát độc lập xã hội – môi trường hợp phần B;  Nghiên cứu và so sánh các phương thức bảo trì đường bộ; Hàng hóa và thiết bị cho quản lý dự án.

Hợp phần C - Nâng cấp tài sản đường bộ có mục tiêu đầu tư cải tạo, nâng cấp 03 tuyến quốc lộ gồm: QL.38 đoạn Quán Gỏi-Yên Lệnh (Km33+130 - Km52+600); QL.39 đoạn Triều Dương-Hưng Hà (Km42+714-Km64); QL.39 đoạn Vô Hối-Diêm Điền (Km91-Km107+522)  và xây dựng 4 cầu trên QL38B, gồm cầu Tràng Thưa (Km16+300-Km18+600), cầu Cống Neo (Km22+300-Km25+640), cầu Tràng (Km29+650-Km30+150), cầu Cáp (Km35+860 – Km36+200).

Hợp phần D - Tăng cường năng lực sẽ tập trung đổi mới công tác quản lý của Tổng cục Đường bộ VN; Vận hành Quỹ Bảo trì đường bộ; Xây dựng bộ thiết kế định hình các hạng mục công trình giao thông.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường, Dự án sẽ tạo sự kết nối đồng bộ giữa các công trình trong cùng một khu vực, tại các vùng kinh tế trọng điểm như: kết nối khu vực đồng bằng Bắc Bộ là Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình (QL38B, QL38, QL39) và Hải Phòng (QL5, Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng); kết nối khu vực miền núi phía Bắc là Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư