
-
Nhiều "bên mua" từ châu Âu, Mỹ… rất quan tâm tới thị trường Việt Nam
-
Thị trường M&A Việt Nam sẽ sớm đạt mốc 20 tỷ USD trong vòng 3 năm tới
-
M&A Việt Nam vẫn sẽ là mảnh đất để “Chung tay cùng thịnh vượng”
-
Tăng trưởng kinh tế ấn tượng mở ra cơ hội mới cho M&A tại Việt Nam
-
Khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam 2023: Chung tay cùng thịnh vượng -
Đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù về vật liệu với 4 dự án cao tốc
Sáng 20/1, tại huyện Thuận Bắc và Ninh Hải (Ninh Thuận), Công ty cổ phần TSV (doanh nghiệp đối tác của Việt Nam) và Tập đoàn The Bule Circle của Singapore phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức khởi công nhà máy điện gió Đầm Nại giai đoạn 2.
Ông Đỗ Văn Điện, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần điện gió Đầm Nại cho biết, nhà máy điện gió Đầm Nại giai đoạn 2 có công suất 30 MW, sử dụng loại turbine 2,625 MW/turbine, tổng vốn đầu tư 60 triệu USD.
Dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào hoạt động thương mại vào tháng 11/2018 và sẽ cung cấp khoảng 110 triệu kWh điện cho lưới điện quốc gia.
Sau khi xây dựng xong giai đoạn 2, công ty sẽ tiếp tục xây dựng khu vực mở rộng, đưa tổng công suất khu vực Đầm Nại đạt khoảng 105 MW, với 40 turbine, tổng sản lượng điện khoảng 350 triệu kWh/năm.
Đồng thời xây dựng mạng lưới hệ thống giao thông nông thôn hoàn chỉnh cho khu vực.
Cũng trong sáng 20/1, Công ty cổ phần TSV và Tập đoàn The Bule Circle của Singapore đã tổ chức khánh thành giai đoạn 1 nhà máy điện gió Đầm Nại.
Nhà máy điện gió Đầm Nại giai đoạn 1 được khởi công xây dựng vào tháng 4/2017, tổng vốn đầu tư 15 triệu USD, công suất thực tế hơn 7,8 MW.
Sau hơn 3 tháng đưa vào vận hành thương mại, tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 11,2 triệu kWh. Đây là dự án điện gió đầu tiên ở Ninh Thuận đi vào hoạt động thương mại.
Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh đề nghị nhà đầu tư tập trung các nguồn lực để triển khai thi công công trình đúng tiến độ, hiệu quả, bảo đảm chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng lao động trên cơ sở ưu tiên giải quyết lao động tại địa phương, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, chính quyền địa phương tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật quy định để hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình xây dựng công trình cũng như hoạt động sản xuất về sau.

-
Tăng trưởng kinh tế ấn tượng mở ra cơ hội mới cho M&A tại Việt Nam -
Khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam 2023: Chung tay cùng thịnh vượng -
Đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù về vật liệu với 4 dự án cao tốc -
EVNNPT lập Ban chỉ đạo xây dựng Dự án đường dây 220 kV Nậm Sum - Nông Cống -
EVN sẽ giao ban công trường hằng tháng tại Dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng -
Thử tải “bệ đỡ“ cho thị trường M&A -
M&A bất động sản công nghiệp: Kích hoạt nhiều thương vụ lớn
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng
-
Noventiq ra mắt công cụ AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Lợi thế phát triển công nghiệp khi sở hữu cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
-
Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân