
-
Hà Nội dự kiến áp dụng hệ thống định vị địa lý (GIS) để phân tuyến tuyển sinh
-
“Quà tháng Năm dâng Người” - Hòa âm nghệ thuật lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh
-
Việt Nam tăng 14 bậc về Chỉ số phát triển con người
-
Mốc tiến độ lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp
-
Dự kiến sau sắp xếp, cả nước còn hơn 290.000 biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp xã -
[Emagazine] Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô - Thiết chế truyền thông số hiện đại
Sáng 19/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ khởi công dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan.
Dự án do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Trong đó, TP Đà Nẵng đóng góp 50%, ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế 50%; Sở Văn hoá và Thể thao TP Đà Nẵng là đơn vị đại diện phía Đà Nẵng phối hợp điều hành thực hiện dự án.
![]() |
Địa điểm xây dựng tại đỉnh đèo Hải Vân, giữa thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. |
Theo quy mô đầu tư và phương án xây dựng, tại Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan sẽ được tháo dỡ toàn bộ các lô cốt phía trên Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan đến nền gốc tích thời Nguyễn. Tu bổ cửa Hải Vân Quan, cửa Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan theo các dấu tích nguyên gốc. Phục hồi, thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường xây gạch vồ. Gia cố, chống nứt, chống thấm cho các khối xây; phục hồi lan can xây gạch vồ chia ô hộc và trang trí trên nóc theo tư liệu; phục hồi hệ thống cửa ván ghép con tiện gỗ.
Đối với hệ thống tường thành nhà Nguyễn sẽ được phục hồi bằng đá núi theo dấu vết khảo cổ học và dấu vết trên tường hông Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan. Gia cố toàn bộ hệ thống chân tường thành bằng vữa neo, các vị trí xung yếu gia cố bằng bê tông. Phục hồi thân tường theo các đoạn nguyên gốc được khảo cổ. Phía trong tính từ mặt tường và các khu vực chân móng được gia cố khối xây vữa truyền thống tăng cường khả năng cố kết và chịu lực của tường…
Di tích Hải Vân Quan được xây dựng vào năm 1826, là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân ngay ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng ngày nay (xưa là ranh giới giữa phủ Thừa Thiên và Quảng Nam), với độ cao gần 500m so với mặt biển.
Trong giai đoạn 1945-1975, nhiều hạng mục công trình quân sự được xây dựng thêm ở đây như một số vọng gác, lô cốt hòng trấn giữ con đường huyết mạch này... đặc biệt là trên đỉnh của 2 cổng Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan còn xây thêm những hệ thống pháo đài công sự để quan sát và đặt súng ống.
Ngày nay, nhiều công trình là dấu tích của các cuộc chiến tranh như lô cốt, tường bao, hào công sự… vẫn còn hiện diện là những đơn nguyên kiến trúc cần xem xét khi tiến hành công tác tu bổ. Di tích Hải Vân Quan được Bộ VHTTDL xếp hạng Di tích Quốc gia vào ngày 14/4/2017.
-
Ấn tượng chương trình duyệt đội ngũ, diễu hành mừng 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng -
Mốc tiến độ lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp -
Dự kiến sau sắp xếp, cả nước còn hơn 290.000 biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp xã -
[Emagazine] Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô - Thiết chế truyền thông số hiện đại -
Giáo hoàng Leo XIV - Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đến từ Mỹ -
Hà Nội biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô -
Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí, tiếp tục tạo đà tăng trưởng
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM