
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025
Sau phiên tăng mạnh hôm qua, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ nối dài đà hồi phục nhờ dòng tiền giải ngân vào những cổ phiếu điều chỉnh mạnh. Thực tế cũng cho thấy nhà đầu tư đã tích cực mua trong phiên giao dịch sáng 10/4, nhờ đó giúp VN-Index giữ sắc xanh suốt phiên sáng.
Tuy nhiên, từ nửa cuối phiên chiều, thị trường chuyển sang trạng thái giằng co mạnh khi áp lực xả hàng tăng lên và có dấu hiệu lấn lướt bên mua. Dù có thời điểm lấy lại tham chiếu nhưng chỉ số đại diện cho sàn TP HCM sau đó lại quay đầu giảm điểm bởi nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh, qua đó đóng cửa phiên hôm nay tại 1.258,56 điểm, mất 4,26 điểm so với tham chiếu.
Bên bán chiếm ưu thế hoàn toàn khi số lượng cổ phiếu giảm điểm là 275 mã, trong khi cổ phiếu tăng chỉ 177 mã. Rổ vốn hoá lớn cũng ghi nhận tình trạng tương tự khi có 18 mã giảm trong khi chỉ 7 mã tăng. Thị trường ghi nhận sắc đỏ đồng thuận ở các nhóm cổ phiếu trụ như chứng khoán, thép, dầu khí.
Hai cổ phiếu họ Vingroup là VHM và VIC đóng vai trò trụ đỡ cho thị trường khi lần lượt tăng 2,31% lên 44.200 đồng và tăng 1,7% lên 48.500 đồng, dẫn đầu bảng xếp hạng những mã tác động tích cực nhất đến VN-Index. Tiếp theo trong danh sách này là HVN tăng 3,43%, PNK tăng 3,7% và VCB tăng 0,2%.
Đối lập với trạng thái hưng phấn của hai cổ phiếu họ Vingroup, nhiều mã vốn hoá lớn trong rổ VN30 chịu áp lực bán quyết liệt. Cụ thể, BID đứng đầu danh sách những mã tác động tiêu cực nhất đến thị trường khi giảm 1,3% xuống 52.000 đồng, sau đó đến CTG giảm 1,75% xuống 33.650 đồng. Những cổ phiếu khác cũng góp mặt trong danh sách này là GVR, GAS, HPG, MSN, MWG, MBB, SSI và ACB.
Nhà đầu tư nước ngoài là tác nhân chính khiến thị trường đảo chiều từ tăng thành giảm. Cụ thể, nhóm này hôm nay giải ngân 1.663 tỷ đồng để mua hơn 55,77 triệu cổ phiếu trong khi bán ra đến 75,7 triệu cổ phiếu tương đương 2.269 tỷ đồng. Theo đó, giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 606 tỷ đồng, cao nhất trong vòng một tuần qua.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán mạnh VHM với giá trị ròng 216 tỷ đồng bất chấp thị giá cổ phiếu này đang nhích dần lên. Xếp tiếp theo trong danh sách những cổ phiếu bị xả hàng quyết liệt là NVL, chứng chỉ quỹ FUESSVFL, VNM, PVD và PDR. Ở chiều ngược lại, khối ngoại tích cực giải ngân vào MBB khi giá trị mua ròng lên đến 409 tỷ đồng, sau đó lần lượt là VIC, DGC, BID.
Thanh khoản thị trường hôm nay đạt 702,2 triệu cổ phiếu, kéo dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp. Giá trị giao dịch đạt 16.846 tỷ đồng, giảm 300 tỷ đồng so với hôm qua và là mức thấp nhất trong hơn 2 tháng trở lại đây.
NVL ghi nhận khối lượng khớp lệnh cao nhất trên sàn TP HCM với 38,89 triệu cổ phiếu được sang tay, tương ứng 702 tỷ đồng. VPB giao dịch 29,2 triệu cổ phiếu và VHM giao dịch 24,32 triệu cổ phiếu, lần lượt xếp thứ hai và thứ ba về thanh khoản.
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây