-
Quảng Nam: Kiến nghị chấm dứt 3 dự án thuộc các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc -
An ninh, trật tự trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Cảnh báo lừa đảo "tri ân, lì xì online" dịp Tết Nguyên đán 2025 -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng
TIN LIÊN QUAN | |
Hé lộ phương thức kiếm chác từ khai thác bí mật đời tư của Công ty Việt Hồng | |
Hà Nội: Một công ty nghe lén hàng nghìn điện thoại, xử lý thế nào? |
Những ngày qua việc phát hiện 14.000 điện thoại di động bị cài phần mềm nghe lén đã khiến cho nhiều người dân hoang mang. Qua điều tra, cơ quan công an đã thu thập được những bằng chứng đồng thời quan điểm của các chuyên gia pháp lý cũng cho rằng đã đủ căn cứ xử lý hình sự vụ việc nghiêm trọng này.
Công an Hà Nội vừa khởi tố điều tra việc cung cấp phần mềm Ptracker nghe lén, theo dõi hơn 14.000 điện thoại xảy ra tại Công ty Việt Hồng. Hiện nhà chức trách chưa thực thi lệnh tạm giữ với những người bị triệu tập. Nhiều người khi phát hiện bị theo dõi qua điện thoại cũng đã gửi đơn trình báo tới cơ quan công an.
Kiểm tra Công ty TNHH công nghệ Việt Hồng, tại phố Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, PC50 Công an Hà Nội và Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông phát hiện doanh nghiệp này phát triển, cung cấp phần mềm có chức năng giám sát điện thoại di động. Phần mềm chỉ hỗ trợ hệ điều hành Androi, có 2 gói: dành cho cá nhân (Ptracker), dành cho doanh nghiệp (PtrackerERP).
Theo điều tra, Công ty Việt Hồng quảng cáo trên nhiều trang mạng xã hội và lập 4 trang web giới thiệu. Để được sử dụng thử trong 24 tiếng, người dùng cầm máy điện thoại cần giám sát truy cập vào trang web của công ty để tải phần mềm hoặc nhắn tin cú pháp gửi đến đầu số 8189 để lấy đường link tải phần mềm về. Sau đó họ tự cài đặt rồi hệ thống sẽ cung cấp tên và mật khẩu để truy cập.
14.000 điện thoại di động bị nghe lén trong thời gian qua thu lợi 900 triệu đồng
Tất cả dữ liệu như danh bạ, tin nhắn, các cuộc gọi đi, gọi đến, âm thanh ghi âm xung quanh, vị trí hiện tại... của máy bị giám sát này sẽ được phần mềm lưu lại, đẩy lên máy chủ trong vòng 5-10 phút sau đó. Người dùng chỉ cần vào trang web giamsatxxx của Việt Hồng là có thể truy cập.
Phần mềm này còn có khả năng ra lệnh điều khiển từ xa như: ghi âm xung quanh, nghe âm thanh xung quanh, quay video, chụp ảnh, bật, tắt 3G/GPRS. Sau 24 tiếng dùng thử, nếu muốn tiếp tục sử dụng, người dùng phải trả tiền vào 3 tài khoản cho Việt Hồng, giá 400.000 đồng một tháng.
Cảnh sát xác định từ cung cấp gói dịch vụ trên (tháng 6/2013), số tài khoản khách hàng của Việt Hồng lên đến hơn 14.000, trong đó số lượng tài khoản chưa bị xóa dữ liệu thông tin riêng của người sử dụng là gần 7.500 tài khoản (lưu tại máy chủ của Việt Hồng). Ước tính, doanh nghiệp này đã thu lợi khoảng 900 triệu đồng.
Luật sư Nguyễn Ánh Thơm thuộc Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho biết theo điều 21 của Hiến pháp năm 2013 quy định thì mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Điều này đồng nghĩa với việc không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Còn theo điều 125 bộ luật Hình sự, việc truy cập bất hợp pháp vào máy điện thoại để lấy thông tin riêng, thu lợi bất chính đã có dấu hiệu phạm tội xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Trong khi đó, toàn bộ dữ liệu bí mật được lấy từ điện thoại bị giám sát sẽ chuyển về máy chủ đặt tại Công ty Việt Hồng. Và những nhân viên cũng như quản lý ở đây đều có thể xem, xóa, khai thác nội dung dữ liệu lấy được từ máy điện thoại bị giám sát. Như vậy, những trường hợp tham gia thực hiện đều bị xem xét xử lý.
Luật sư Thơm cho biết người mua phần mềm bất hợp pháp nhằm mục đích truy cập trái phép điện thoại của người khác thì có thể sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự về tội Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Nếu người nào dùng thông tin cá nhân lấy cắp để thanh toán mua hàng trực tuyến, rút tiền trong tài khoản người khác... nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý theo Điều 226b: Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Vụ việc xảy ra tại pháp nhân Công ty TNHH Việt Hồng thì những người nào tham gia thực hiện, quản lý điều hành hoạt động truy cập bất hợp pháp vào điện thoại của người khác thì đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các thành viên HĐQT nếu đồng tình với chủ trương kinh doanh này cũng liên đới trách nhiệm.
Thành Tuyên
-
Công an tỉnh Bắc Ninh phá đường dây lừa đảo có hơn 13.000 bị hại -
TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng -
Chờ xác định giá đất, doanh nghiệp ở Đà Nẵng khó đủ đường -
THACO lên tiếng vì bị mạo danh để lừa đảo tuyển dụng dịp cận Tết
-
1 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
2 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
3 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
4 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 3/2
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024