-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Khép lại tháng 7, VN-Index đóng cửa ở mức 1.222,9 điểm, tương ứng tăng 102,72 điểm (9,17%) với tháng 6. Tương tự, HNX-Index tăng 13,64 điểm (6,04%) lên 239,58 điểm, UPCoM-Index cũng tăng 3,35 điểm (3,9%) lên 89,35 điểm.
Thanh khoản thị trường có cải thiện hơn so với tháng 6. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 21.181 tỷ đồng/phiên, tăng 6,8% so với tháng trước, trong đó, tổng giá trị khớp lệnh bình quân tăng 8% lên 19.083 tỷ đồng/phiên.
Một điểm tích cực của thị trường trong tháng 7 đó là việc khối tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK) mua ròng mạnh với giá trị lên đến 2.366 tỷ đồng, gấp 3,6 lần giá trị mua trong tháng 6. Đây cũng là tháng mua ròng thứ 4 liên tiếp và cũng là mạnh nhất từ đầu năm đến nay của dòng vốn này. Tính chung 7 tháng đầu năm, khối tự doanh mua ròng 4.927 tỷ đồng.
Riêng sàn HoSE, khối tự doanh mua ròng 2.434 tỷ đồng trong tháng 7, gấp 8,4 lần tháng trước. Tính từ đầu năm đến nay, khối tự doanh sàn HoSE mua ròng tổng cộng 4.447 tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng lớn nhất của khối tự doanh sàn HoSE
Cổ phiếu VPBank (VPB) đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị 347 tỷ đồng. Các mã gồm GEX, FPT, STB và PNJ đều được mua ròng trên 200 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEKIV30 bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 241 tỷ đồng. Tiếp sau đó, NVL cũng bị bán ròng 150 tỷ đồng. Trong danh sách bán ròng mạnh của khối tự doanh sàn HoSE còn có 3 chứng chỉ quỹ ETF khác gồm FUEMAVND (89 tỷ đồng), E1VFVN30 (50 tỷ đồng) và FUEKIVFS (44 tỷ đồng).
Giao dịch của khối tự doanh đa phần tập trung ở sàn HoSE, trong khi đó, dòng vốn này giao dịch ảm đạm và bán ròng trên hai sàn HNX và UPCoM. Ở sàn HNX, tự doanh CTCK bán ròng trở lại 41 tỷ đồng. Tính từ đầu năm, dòng vốn này bán ròng 73,5 tỷ đồng ở HNX.
SHS là mã bị khối tự doanh sàn HNX bán ròng mạnh nhất với 41 tỷ đồng. Tiếp sau đó, EID và HTP bị bán ròng lần lượt 17 tỷ đồng và 15 tỷ đồng. Ở hướng ngược lại, PVS được mua ròng mạnh nhất với 31 tỷ đồng. IDC cũng được mua ròng 22,7 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối tự doanh chấm dứt chuỗi 3 tháng mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng trở lại 28 tỷ đồng. Nếu tính từ đầu năm, tự doanh CTCK mua ròng 554 tỷ đồng ở UPCoM.
Nguyên nhân chủ yếu do khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu của Ngân hàng Nam Á (NAB), với giá trị bán ròng 52 tỷ đồng. VTP và QTP bị bán ròng lần lượt 22 tỷ đồng và 12,8 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, QNS được mua ròng mạnh nhất (36 tỷ đồng). BSR cũng được mua ròng 26 tỷ đồng.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu