Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 01 tháng 12 năm 2024,
Không áp trần gì cả là tốt nhất!
Thùy Liên - 18/04/2013 14:24
 
TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, áp trần lãi suất, dù là huy động hay cho vay đều sẽ gây méo mó thị trường.

Xung quanh khả năng cắt giảm thêm lãi suất, theo TS. Võ Trí Thành, lãi suất huy động chỉ có thể giảm thêm 0,5%, tức xoanh quanh mức 7%/năm.

Trong khi đó, dư địa để giảm lãi suất cho vay vẫn còn nhiều, vì hiện nay chênh lệch lãi suất huy động và cho vay khá lớn.

Dù vậy, để giảm được lãi suất cho vay thì phụ thuộc vào rất nhiều tiến độ giải quyết các vấn đề mà ngành ngân hàng đang phải vấp phải, đặc biệt là xử lý ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư điện tử (baodautu.vn) về việc có nên áp trần lãi suất cho vay, bỏ trần lãi suất huy động, TS. Võ Trí Thành cho rằng, tốt nhất là không áp trần gì cả.

Theo ông Thành, "bất cứ biện pháp hành chính nào cũng làm méo mó thị trường, không chỉ méo mó nguồn lực mà còn méo mó cả đạo đức".

"Ví dụ điển hình là năm 2008, chúng ta cũng đã áp trần lãi suất cho vay nhưng không kết quả rất méo mó. Việt Nam cần phải cố gắng để xóa bỏ dần các biện pháp hành chính, trước mắt là bỏ trần lãi suất huy động với tiền đồng, sau đó là bỏ trần lãi suất với USD, với điều kiện đã chống được đô la hóa”, TS. Võ Trí Thành dẫn giải.

Cũng theo ông Thành, nếu công cuộc xử lý nợ xấu được thực hiện tốt, có thể cuối năm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ được trần lãi suất huy động.

Liên quan đến vấn đề này, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, chuyên gia ngân hàng đề nghị, nên áp trần lãi suất cho vay, bỏ trần lãi suất huy động để ép lãi suất cho vay giảm nhanh, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế phục hồi.

Đến lúc áp trần lãi suất cho vay
Lãi suất huy động giảm nhanh, trong khi lãi suất cho vay giảm quá chậm đang khiến mục tiêu giải cứu doanh nghiệp, khôi phục sản xuất không đạt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư