
-
Hà Tĩnh: Khánh thành Bến cảng số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt
-
Hải Phòng được phong tặng danh hiệu “Thành phố Anh hùng”
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng -
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn về “nguy cơ thiểu phát đang hiện hữu” như nhận xét của một số chuyên gia, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định: “Nếu lạm phát như cơn sốt nóng thì thiểu phát được ví như sốt rét, còn nguy hiểm hơn”.
Tuy nhiên, nguy cơ thiểu phát hay lạm phát tăng có thể tăng cao trở lại đều đã được Chính phủ cân nhắc kỹ; và như đã nói Chính phủ sẽ không cho phép chủ quan trong các chính sách điều hành, bởi thiểu phát hay lạm phát đều nguy hại đến nền kinh tế.
![]() | ||
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam |
Về vấn đề chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, lý giải về việc có tới 75 doanh nghiệp xin kéo dài thời gian cổ phần hóa tới tận 2015, Bộ trưởng Đam, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có hai mục tiêu, một là để tái cơ cấu, hai là gìn giữ được tài sản của nhà nước.
Cổ phần hóa là việc bắt buộc phải làm, nhưng trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, nếu cứ kiên quyết cổ phần hóa ngay lập tức tất cả doanh nghiệp, nhà nước có thể bị thiệt hại do việc định giá tài sản thấp.
“Tuy nhiên, tinh thần là nếu doanh nghiệp, lĩnh vực nào càng để lâu nhà nước càng mất thêm tiền thì kiên quyết phải làm ngay”, Bộ trưởng Đam khẳng định.
Trước đó, Bộ trưởng Vũ Đức Đam trao đổi sâu hơn về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam, tình hình kinh tế - xã hội trong tháng và 5 tháng đầu năm 2013 diễn biến đúng như dự kiến điều hành, bám sát mục tiêu Trung ương và Quốc hội đề ra cho năm 2013 là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô đều có những chuyển biến tích cực. Chỉ số giá tiêu dung (CPI) tháng 5/2013 giảm 0,06% so với tháng trước. Nguyên nhân chỉ số CPI giảm so với tháng trước chủ yếu do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm hai đợt liên tục trong tháng 4; giá các mặt hàng lương thực và thực phẩm tiếp tục giảm do nguồn cung lương thực, thực phẩm, rau quả dồi dào. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI còn ở mức khá cao, bình quân 5 tháng của năm 2013 tăng 6,74%.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm ước đạt xấp xỉ 50 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 51,86 tỷ USD, tăng 16,8%. Nhập siêu khoảng 1,92 tỷ USD, bằng 3,85% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA đạt khá. Trong 5 tháng, vốn FDI thực hiện ước đạt 4,85 tỷ USD, tăng 1,6%; vốn đăng ký ước đạt 8,52 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Vốn ODA ước giải ngân đạt 1,5 tỷ USD, đạt 31,3% kế hoạch năm 2013.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, căn cứ kết quả qua từng tháng cho thấy, nền kinh tế vĩ mô nước ta phát triển ổn định, tăng trưởng có nhích lên, chỉ số giá tiêu dùng từng bước giảm thấp. Việc triển khai tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt được kết quả nhất định ở một số mặt. Việc đảm bảo an sinh, trật tự an toàn xã hội vẫn được tăng cường trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
Người phát ngôn của Chính phủ cũng cho biết, trong thời gian tới, việc định hướng điều hành của Chính phủ sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu lớn đã đề ra đầu năm. Trong đó, các chính sách, chủ trương đã được ban hành, việc cần làm bây giờ cũng như thời gian tiếp theo là việc tổ chức thực hiện, đặc biệt chú trọng đến một số chính sách lớn vẫn còn chậm chưa được triển khai.
Trong tháng 5 vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, đã giải quyết được nhiều vấn đề. Tình hình kinh tế vĩ mô đã tốt lên như chỉ số hàng tồn kho giảm rõ rệt (tiêu thụ xi măng tăng hơn 18%, giải ngân ODA tăng rất tốt so với năm ngoái, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối vượt 12 tuần nhập khẩu…).
“Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận một cách thẳng thắn những thiếu sót còn tồn tại, không tô hồng kết quả mà chủ quan. Cần nhìn nhận thực tế nền kinh tế còn khó khăn, vẫn còn nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.
Phan Long
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn -
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru -
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) -
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế