Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 04 năm 2024,
Không có xung đột, GDP châu Á có thể tăng gấp 10 lần
Hà Quang - Kỳ Thành - 19/09/2014 09:12
 
() Diễn đàn Phát triển châu Á lần thứ 5 (ADF-5) khai mạc sáng 19/9 tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Malaysia, Bangladesh, Srilanka, Thái Lan, Myanmar…
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Châu Á chia sẻ kinh nghiệm vượt bẫy thu nhập trung bình
Shangri-La 13 bế mạc : Nhiều nước yêu cầu Trung Quốc giải thích "đường 9 đoạn"
Tổng thống Mỹ Obama thăm châu Âu hối thúc gây áp lực với Nga
  Không có xung đột, GDP Châu Á có thể tăng trưởng gấp 10 lần  
  Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (giữa) và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (ngoài cùng, bên phải) chủ trì Diễn đàn ADF-5. Ảnh: Hà Quang  

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh cho biết, châu Á đang đứng trước 2 kịch bản phát triển đến 2050. Đó là một châu Á phát triển thịnh vượng với GDP gấp 10 lần hiện tại hoặc một châu Á mắc mắc kẹt trong bẫy phát triển trung bình.

Để tránh bẫy thu nhập trung bình đó, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế và tìm ra hướng phát triển mới bằng việc tăng năng suất lao động, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, dựa vào yếu tố tiềm năng con người và thể chế để phát triển…

Về nguyên tắc chung, hợp tác phát triển hướng tới tăng trưởng bền vững của châu Á cần được thực hiện trên cơ sở cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, được xác định bằng sự tham gia rộng rãi, tính bền vững lâu dài của các quốc gia trong khu vực.

  ADF-5  
  Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh cho rằng, GDP Châu Á có thể tăng trưởng gấp 10 lần hiện tại vào năm 2050.  

Các nhà tài trợ song phương ODA và các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có thể tiếp tục đóng vai trò quan trọng và là chất xúc tác trong việc xây dựng 1 khu vực không có đói nghèo trong quá trình vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, ông Takehiko Nakao, Chủ tịch ADB đưa ra chương trình nghị sự 8 điểm mà theo ông Takehiko Nakao là "chương trình nghị sự quay trở lại với tiếp cận cơ bản". Đó là ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển cơ ở hạ tầng, y tế, giáo dục, đầu tư con người, mở cửa cơ chế thương mại, cơ chế quản trị tốt, hòa hập với tất cả mọi người, chia sẻ tầm nhìn chung.

  ADF-5  
  Nhưng để làm được điều đó, Châu Á cần môi trường hòa bình và sự đồng thuận của các quốc gia.  

Tuy nhiên, theo ông Takehiko Nakao, để thực hiện được lộ trình đó, yếu tô then chốt là châu Á cần một bầu không khí hòa bình, ổn định và tin cậy lẫn nhau. Bất cứ sự nghi ngờ hay thiếu tin cậy nào giữa các quốc gia cũng sẽ cản trở lộ trình phát triển này.

Tiếp sau đó, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, các quốc gia cần phát triển cơ sở hạ tầng trên quan điểm lấy con người làm trung tâm, chú trọng đến tính bền vững về xã hội, môi trường và tài chính (quản lý nợ) và đảm bảo an ninh con người ở mọi cấp độ.

Với nhu cầu to lớn về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa trong khu vực, việc thúc đẩy tài chính tư nhân trong khi vẫn đảm bảo chia sẻ tối đa rủi ro và trach nhiệm giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân là rất quan trọng.

Lao động được đa dạng hóa, được đào tạo và có tay nghề cao cả về chất lượng và số lượng là nền tảng cơ bản để tải tiến nhanh chóng công nghệ và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Điều quan trọng là phát triển các hạt giống công nghệ hoặc nguồn nhân lực có tính sáng tạo và phù hợp với nhu cầu của nền công nghiệp.

Về việc huy động các nguồn tài chính phát cho phát triển bền vững, nguồn tài chính cần được huy động toàn diện từ các nguồn vốn. Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn vay ODA) đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng để thu hút nguồn vốn tư nhân cho phát triển. Điều quan trọng là phải đảm bảo nguồn tài chính cho phát triển được chuyển đổi thành các khoản đầu tư lấy con người làm trung tâm, tạo ra việc làm, tăng cường năng lực, khả năng thích ứng với những thảm họa và biến đổi khí hậu.

Để huy động được rộng rãi các nguồn lực, cần phải xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu toàn diện giữa các chủ thể phát triển bao gồm các nhà tài trợ mới nổi, xã hội dân sự, khu vực tư nhân, các quỹ nhân đạo và các nước phát triển.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư