-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An -
Lập dự án "ma" để lừa đảo, Giám đốc Công ty Angel Lina lãnh án chung thân -
Phúc thẩm vụ đăng kiểm: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho 2 cựu Cục trưởng -
Cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị khởi tố trong vụ án gây thiệt hại hơn 234 tỷ đồng -
Cho rằng hết thời hiệu, Công ty STO kiến nghị không xử phạt về lĩnh vực đầu tư -
Địa ốc Hưng Phú bị xử phạt vì xây dựng không phép trong dự án
Hàng loạt dự án biệt thự ven sườn núi “bao vây” TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) |
Bài 3: Rừng đổ gục, người bổ nhào
Rừng gục ngã tới đâu, sạt lở đất đá tới đó. Để rồi, mỗi mùa mưa lũ tới, những quả “bom nước” từ thượng nguồn tràn về cuốn phăng nhà cửa, đất đai, hoa màu và tính mạng người dân.
Méo mặt vì dự án trên núi, sấp ngửa vì thủy điện
Từ TP. Nha Trang, hướng mắt về những núi Chín Khúc, núi Hòn Xện, Hòn Rớ…, rừng bị phá tan hoang, màu xanh biến mất, thay vào đó là màu đỏ quạch của đất được cài răng lược bằng những dự án đô thị Cửu Long Sơn Tự, Biệt thự sông núi Vĩnh Trung, Dự án Khu dân cư Hoàng Phú, Dự án Chỉnh trang núi Hòn Xện, Dự án Khu biệt thự Nha Trang Sea Park… Những biệt thự được dựng lên tưởng là hoành tráng, đẹp đẽ, nhưng lại làm cho bức tranh thiên nhiên thêm xấu xí, thương tích, hoang tàn.
Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11/2021, mưa to liên tục, nước từ những sườn đồi, dãy núi tống thẳng xuống thành phố, khiến Nha Trang “thất thủ”. Đường phố ngập sâu, đứt gãy do sạt lở. Khu dân cư, đô thị ven sườn đồi hay trên núi nằm trong tình trạng báo động đỏ, gần 300 hộ dân đã phải di dời khẩn cấp ngay trước mùa mưa bão để bảo toàn tính mạng, tài sản.
Riêng tỉnh Quảng Nam có 10 thủy điện bậc thang lớn trên thượng nguồn sông Thu Bồn - Vu Gia đang hoạt động và đang xây dựng đưa vào hoạt động, với năng lực phát điện gần 1.200 KW. Ngoài ra, có 36 thủy điện vừa và nhỏ (đã loại 6 thủy điện), cơ bản có một nửa đi vào hoạt động, nửa còn lại đang trong quá trình triển khai cũng sẽ đưa vào vận hành trong thời gian tới với công suất phát điện 560 KW.
“Có tới 4.940 người thuộc 1.331 hộ dân ở 4 khu vực tại các khu dân cư thuộc tổ 2 - thôn Trường Sơn, tổ 3 - thôn Trường Hải (phường Vĩnh Trường) và 2 thôn Thành Phát, Thành Đạt (xã Phước Đồng) đang bị sạt lở đe doạ”, lãnh đạo TP. Nha Trang cho biết.
Chưa khi nào, người dân dưới những chân núi bao quanh TP. Nha Trang thấy phận mình mong manh trước thiên tai, lũ lụt như hiện nay. Hiểm họa không chỉ đến từ phía biển, mà ẩn hiện tứ phía và có thể ập đến bất cứ lúc nào. “Lũ từ đỉnh núi ào về như tên bắn. Chưa đến 10 giây, nước lũ kéo sập nhà, cuốn phăng đồ đạc, vùi lấp nhân mạng và phủ kín 10 ngôi nhà khác”, ông Phạm Công Dũng (tổ dân phố 1, phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang) kể lại vụ vỡ hồ bơi tại Dự án Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú xây trên núi Hòn Xện tháng 11/2018.
Sau trận lũ đó, đất đá còn chưa kịp kết dính, thì Nha Trang lại tiếp tục đối diện với hiểm họa ngày càng nhiều hơn, nguy hiểm hơn. Năm 2018, xã Phước Đồng cũng gánh chịu thảm họa thiên tai sạt lở khiến 14 người thiệt mạng, 100 căn nhà đổ sập hoàn toàn, nên mùa mưa lũ năm nay, cứ mỗi khi nghe tin dự báo mưa lớn và kéo dài, những hộ dân đang sinh sống ven sườn núi lại thấp thỏm lo sợ.
Đứng dưới chân núi nhìn lên đỉnh trọc lóc, những tảng đá trên cao bất động, nhưng luôn ẩn chứa hiểm họa, bà Mai Thị Hồng Thu, người xã Phước Đồng lo lắng: “Hãy làm gì đó cho dân an toàn, chứ để vậy miết, mưa to, kéo dài, nửa đêm lỡ có chuyện gì xảy ra là mất mạng”. Bà Nguyễn Thị Uyên, hàng xóm của bà Thu, góp thêm những bất an: “Chục năm lại đây, dân lo chạy sạt lở vì ngọn núi đá trơ trọi xuất hiện 3 vết nứt treo trên đầu như án tử”.
Theo ông Bùi Cao Pháp, Phó chủ tịch UBND xã Phước Đồng, ở bên trên các khu dân cư có một số dự án lớn đang triển khai, địa phương xác định có 18 điểm nguy cơ sạt lở. “Xã Phước Đồng có nhiều khu đất rừng chuyển thành rừng sản xuất, sau đó chuyển thành đất ở phân lô trái phép làm tăng nguy cơ sạt lở, vùi lấp cho khu vực hạ du mỗi khi có mưa to”, ông Pháp cho biết.
Mưa to, thủy điện kết hợp xả lũ bất thình lình, dân vùng hạ du rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất, ngoi ngóp trong nước lũ. Ở tỉnh Quảng Nam, tháng 10/2020, Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ khiến hàng trăm hộ dân ở xã Cà Dy và thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang) bị cuốn trôi hết tài sản, nhà cửa. Ông Nguyễn Năng Hoàng, nhà ở đầu cầu Xơi (làng Rô, xã Cà Dy) bức xúc: “Từ khi xả lũ đến nay, họ chỉ cử 1 nhân viên xuống kiểm tra sơ sơ, rồi mất hút luôn, không thấy động tĩnh gì…”.
Từ khi các nhà máy thủy điện A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Đăk Mi 4 được xây dựng trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, không biết bao nhiêu lần, người dân huyện Đại Lộc và TP. Hội An bị “đánh úp”. Sự bàng hoàng của những lần chạy lũ vẫn hằn in trong tâm trí họ, như những vết nước lũ còn hằn in trên tường nhà sau mỗi lần nước rút.
“Đêm khuya thanh vắng, cả nhà đang ngủ say, thì bất thình lình tiếng kẻng ở đầu làng rền vang lên gấp gáp thúc giục chạy lũ. Vợ chồng, con cái bật dậy leo lên phía gác nhà đã làm sẵn để trú tránh mỗi khi có lũ tràn về. Nhanh như nước lũ và tàn phá khủng khiếp như nước lũ, nước tràn vào nhà, dâng cao, cuốn đồ đạc chìm nghỉm; trâu bò, lợn gà lóp ngóp không thể nào cứu vớt được”, bà Hoàng Thị Ngọc Diễm, ở thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) kể về nỗi ám ảnh với tiếng kẻng chạy lũ hàng năm.
Nói về những trận mưa lũ tại địa phương, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, chục năm trước đây, mưa to phía thượng nguồn, lũ sông Hoài tràn vào Hội An cũng xuất hiện, nhưng dâng lên chậm, người dân có thời gian chạy lũ, kê đồ đạc. Nhưng gần đây, cứ mưa là nước lũ lên rất nhanh. Mưa kết hợp với thủy điện xả nước tại các hồ khiến người dân trở tay không kịp, thiệt hại do ngập lũ hàng năm kể không xiết. Nước lũ dâng nhanh thần tốc, sông Hoài lênh láng, mênh mông nước. Nước theo các tuyến phố cổ len lỏi vào những căn nhà cổ đe dọa tính mạng người dân, làm hư hại đồ đạc, khiến nhà cửa có thể đổ sập bất cứ khi nào.
“Mưa quá to, khoảng 2 giờ sáng nước đã lên cao, tiếng kẻng dồn dập vang lên, người dân nháo nhào gọi nhau chạy lũ, mưa gió như quất vào mặt. Nước lũ lên nhanh ngoài sức tưởng tượng, rất ghê gớm. Người dân trắng đêm chạy lũ, rất gian nan”, ông Nguyễn Văn Minh, xã Phương Điền (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) kể lại lần chạy lũ khi Nhà máy Thủy điện Hố Hô xả lũ năm 2016.
“Vạch mặt” thủ phạm
“Tội đồ” góp phần làm mưa lũ ngày càng lớn, xói lở ngày càng tăng tại miền Trung mỗi mùa lũ chính là những dự án thủy điện được xây dựng chi chít trên các lưu vực sông phía thượng nguồn; những dự án núp dưới danh nghĩa khu đô thị sinh thái, khu sinh thái tâm linh, sân golf đẳng cấp hay nghỉ dưỡng sang chảnh…
Từ sự tham lam quá mức của con người, nhiều ngọn núi, sườn đồi đã được cấp phép vô tội vạ. Mỗi một chữ ký được đưa ra, lại có thêm hàng chục, hàng trăm héc-ta rừng bị đốn gục, hàng chục nhân mạng bị vạ lây. Vụ việc núi Chín Khúc tại tỉnh Khánh Hòa; chuyển đổi đất rừng làm thủy điện ở Quảng Nam, Quảng Ngãi; “bốc hơi” 257 ha rừng tại Dự án Sài Gòn - Đại Ninh; sân golf Đak Đoa (Gia Lai) ảnh hưởng đến gần 150 ha đất rừng; Khu biệt thự phía Bắc trung tâm huyện Kon Plông (Kon Tum); phá rừng phòng hộ ở Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... đang tiếp tục là những hồi chuông cảnh báo cho sự trả giá đắt của con người trong việc xâm hại thiên nhiên.
Chuyên gia về biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai, TS. Nguyễn Ngọc Huy (Đại học Tokyo) cho rằng, mất rừng đã làm mất đi lớp thực bì vô cùng quan trọng ở các khu rừng nguyên sinh phía Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn, khu vực Tây Nguyên và cả phần rừng bên Lào, Campuchia vốn rất quan trọng trong điều hòa khí hậu của Việt Nam.
- 11.400 ha tại Đắk Lắk
- 7.100 ha tại Đắk Nông
- 3.300 ha tại Quảng Bình
89% diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và miền Trung bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt; 11% do phá rừng trái pháp luật.
Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mặc dù, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, làm tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc từ 39,7% (năm 2011) lên 42% (năm 2020).
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Ngọc Huy, những diện tích rừng nguyên sinh bị mất đi được thay thế bằng diện tích trồng cây công nghiệp đã biến các khu rừng hỗn giao thành rừng độc canh loài. Bản chất các khu rừng này không có chức năng giữ nước, điều hòa khí hậu, mà chỉ ngốn nước và ngốn rất nhiều nước. Miền Trung lại có địa hình ngắn và dốc, khi mưa to kéo dài là xảy ra lũ lụt, sạt lở.
Đồng quan điểm với các chuyên gia, Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định: “Nạn chặt phá rừng, phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp… gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống thủy điện cũng là một trong những nguyên nhân làm mất rừng và tăng lũ vào mùa mưa”.
Nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về quản lý rừng ngập mặn, PGS-TS. Viên Ngọc Nam (Trường đại học Nông lâm TP.HCM) chia sẻ: “Những năm 1995 - 2000 là thời kỳ bùng nổ của các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đặc biệt là sự phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát của các công trình thủy điện nhỏ khiến cho diện tích lớn các khu rừng bị tàn phá. Các nhà máy thủy điện cũng khiến cơ cấu địa chất ở các vùng đồi núi, vốn đã không ổn định, càng trở nên nhạy cảm hơn, khiến các vụ sạt lở xảy ra ngày một thường xuyên và nghiêm trọng hơn”.
PGS-TS. Trần Tân Văn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất cũng chỉ rõ: “Cản nước, giữ nước chỉ có thể thực hiện khi có thảm thực vật nguyên sinh nhiều tầng tán của rừng nguyên sinh. Trong khi đó, thảm thực vật tái sinh, rừng sản xuất cơ bản chỉ có một tầng, một tán, nên khả năng hấp thụ nước, làm chậm lũ rất kém. Hậu quả là sạt lở đất, sụt trượt đất đá có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong mùa mưa”.
(Còn tiếp)
-
Hải Hà Petro chiếm dụng hơn 317 tỷ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu -
Lập dự án "ma" để lừa đảo, Giám đốc Công ty Angel Lina lãnh án chung thân -
Phúc thẩm vụ đăng kiểm: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho 2 cựu Cục trưởng -
Cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị khởi tố trong vụ án gây thiệt hại hơn 234 tỷ đồng
-
Cho rằng hết thời hiệu, Công ty STO kiến nghị không xử phạt về lĩnh vực đầu tư -
Địa ốc Hưng Phú bị xử phạt vì xây dựng không phép trong dự án -
Liên tiếp xảy ra 5 trận động đất tại Kon Tum -
Khánh Hòa bị hai doanh nghiệp khởi kiện về xác định giá đất: Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định làm đúng luật -
Xét xử phúc thẩm vụ Đăng kiểm: Các bị cáo trình bày thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới -
Cảnh báo hiểm họa khó lường từ việc tự chế, sử dụng pháo nổ trái phép -
Bộ Công an chưa nhận đơn thư liên quan đến thông tin về Ngân hàng ACB
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả