
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính khẳng định: “Không thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp bằng mọi giá” trong cuộc tiếp xúc với phóng viên sáng 19/7.
![]() | ||
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp |
Ông Tiến cho biết, Bộ Tài chính đang bắt tay vào rà soát vướng mắc, khó khăn trong việc thoái vốn nhà nước tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần phải đầu tư với mục tiêu đặt ra là tạo điều kiện tối đa cho tập đoàn, tổng công ty thoái vốn đầu tư ngoài ngành và không để cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư mất cơ hội.
“Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải theo kế hoạch và thực hiện theo lộ trình chứ không phải thích là bán, bán bất cứ doanh nghiệp nào mà Nhà nước không cần sở hữu cũng được”, ông Tiến quả quyết.
Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường chứng khoán ế ẩm có nguyên nhân cơ bản là thị trường thiếu hàng hóa có chất lượng cao. Vì vậy, để hỗ trợ thị trường chứng khoán và cũng là thúc đẩy quá trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh việc thoái vốn tại những doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, đặc biệt là tại những doanh nghiệp có quy mô lớn như Vinamilk, Vinaphone…
Đồng tình một nửa với quan điểm này, ông Tiến cho rằng, đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ giữ từ 30% cổ phần trở xuống, Nhà nước chỉ đóng vai trò là cổ đông thì cần phải khẩn trương thoái vốn theo đúng tinh thần của Quyết định 929/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”.
“Nhưng với đối với doanh nghiệp làm ăn hiệu quả mà Nhà nước đang giữ từ 51% vốn trở lên thì thoái vốn phải có lộ trình. Trong đó, quan trọng nhất là phải kêu gọi được cổ đông chiến lược để bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nếu bán doanh nghiệp cho bất cứ nhà đầu tư nào trả giá cao nhất để tối đa hóa lợi nhuận trước mắt, kể cả bán cho quỹ đầu tư mạo hiểm thì không khác gì chuyển doanh nghiệp cho nhà đầu cơ. Điều này rất mạo hiểm vì sau một thời gian, khi được giá họ lại bán cho nhà đầu tư khác thì không bảo đảm cho sự phát triển của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động mà doanh nghiệp đang đạt được”, ông Tiến phát biểu.
Mạnh Bôn
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025 -
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower