
-
Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business
-
BIDV và TTC AgriS hợp tác toàn diện, đẩy mạnh triển khai các dự án xanh
-
Giá vàng miếng SJC vượt 92 triệu đồng/lượng, USD tăng trở lại
-
Bơm vốn cho loạt đại dự án, ngân hàng lo vướng room
-
Áp lực lãi vay trước xu hướng lãi suất tiết kiệm đi lên -
Sức hút tài khoản Siêu Lợi Suất của VIB - Hàng vạn khách hàng đã kích hoạt trong 48h ra mắt
Ông Nguyễn Phước Thanh
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ra quyết định giảm trần lãi suất huy động xuống còn 7,5%/năm. Tuy nhiên, khá nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn có thế hạ tiếp lãi suất. Ông bình luận thế nào về ý kiến này?
Lãi suất huy động xuống tới mức này (7,5%/năm) là hợp lý, không thể giảm sâu được nữa, vì kỳ vọng lạm phát cũng ở mức đó. Tuy nhiên, lãi suất cho vay có thể giảm thêm, song cần có độ trễ thời gian, vì phải trung hòa lượng vốn chi phí cao trước đó. Bên cạnh đó, các ngân hàng đang tập trung xử lý vấn đề nợ xấu, nếu nợ xấu được xử lý cũng sẽ giúp các ngân hàng giảm được chi phí và lãi suất có điều kiện giảm hơn. Theo tôi, nếu lạm phát không có biến động lớn thì khoảng 2 - 3 tháng nữa, lãi suất cho vay vốn lưu động bình thường có thể giảm về mức 10 - 11%/năm. Nhưng với những đối tượng đặc thù, lãi suất có thể cao hơn.
Tuy nhiên, khó khăn của các DN hiện nay là khả năng tiếp cận tín dụng. Theo ông, các ngân hàng có nên “nới lỏng” tiêu chí cho vay để DN có thể vay vốn được nhiều hơn?
Ngân hàng cũng là DN, cũng cần khách hàng, song điều các ngân hàng cần nhất là an toàn. Do đó, ngân hàng phải rất cẩn trọng trong việc cấp tín dụng, có như vậy mới giảm được nguy cơ nợ xấu, giảm được chi phí dự phòng rủi ro. Nếu cho vay nhiều nhưng nợ xấu tăng lên, thì ngân hàng cũng không được gì, mà nền kinh tế thêm gánh nặng. Bởi vậy, việc các ngân hàng kiểm soát chặt vấn đề cho vay là hành động đúng để có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Mặc dù khối lượng tín dụng đưa ra có thể không bằng như trước, nhưng nợ xấu không có thì hiệu quả sẽ tăng lên. Diễn biến từ đầu năm đến nay cho thấy, các ngân hàng đều chưa tính tới việc nới lỏng hệ quy chuẩn cho vay. Hơn nữa, theo Thông tư 02/2013/TT-NHHN của NHNN, các ngân hàng càng không dám nới lỏng chuẩn tín dụng.
Ngân hàng có thể giúp DN tháo gỡ khó khăn, nhưng những điều kiện bắt buộc trong tín dụng thì không thể bỏ được. Những khó khăn của DN thời gian qua không thể đổ lỗi hết cho các ngân hàng, mà một phần do thị trường, do chính sách và cũng do chính DN.
Hiện một bất cập của nền kinh tế là vốn tự có của DN quá ít nên phải vay và phụ thuộc vào ngân hàng, trong khi trên thế giới, ngân hàng chỉ có vai trò hỗ trợ. Bởi vậy, thời gian vừa qua, sự thay đổi của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn tới DN. Vấn đề này cần phải được nhìn nhận lại, từ các cơ quan quản lý cho tới cộng đồng DN, kể cả các DNNN. Nếu ngân hàng cho vay dưới chuẩn là tự giết mình, thậm chí là giết cả nền kinh tế. DN phải ra DN, ngân hàng phải ra ngân hàng, phải như thế mới tồn tại được.
Điều này sẽ làm cho tăng trưởng tín dụng toàn ngành khó đạt được mục tiêu đặt ra. Đối với Vietcombank, Ngân hàng sẽ làm gì để đạt được kế hoạch năm 2013?
Vốn đưa đến đúng địa chỉ sẽ phát huy được tác dụng tốt, kinh tế phát triển được thì tín dụng có thể đạt mức tăng trưởng 10 - 12%. NHNN đặt mức tăng trưởng cho Vietcombank là 12% và tôi tin Ngân hàng sẽ đạt được con số này, mặc dù hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng không phải là bế tắc. Do vậy, hoạt động của cả ngân hàng và DN sẽ phải khác đi, đều phải tái cấu trúc và đây là giai đoạn sàng lọc. Các ngân hàng “mua - bán” với giá cả (lãi suất) không hợp lý sẽ tự động bị đào thải. Ngân hàng hoạt động không an toàn cũng không được người dân tin tưởng và gửi tiền. Đây là điều kiện cho những người làm ăn đúng, có thế mới phát triển và tồn tại được. Ngân hàng nhỏ nên sáp nhập để trở thành lớn hơn và đủ sức chịu đựng những biến đổi của thị trường. Bản thân DN cũng không muốn quan hệ với các ngân hàng nhỏ, bởi vì ngân hàng nhỏ khi có khó khăn không những không giúp được DN, mà đôi khi còn làm cho tình hình xấu thêm. Vietcombank là một ngân hàng lớn với giá cả tương đối hợp lý và đội ngũ cán bộ - nhân viên được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đồng hành, sát cánh cùng DN để tháo gỡ khó khăn. Từ đó, tôi tin chúng tôi sẽ đạt được kế hoạch đặt ra.
Quyết định hạ lãi suất cho vay của NHNN được Vietcombank triển khai như thế nào, thưa ông?
Hiện tại, lãi suất cho vay thấp nhất của Vietcombank là 8%/năm. Sở dĩ như vậy vì chúng tôi còn có các hoạt động dịch vụ khác bù lại. Đây là điều mà các ngân hàng nhỏ khó có thể làm được, vì họ hầu như chỉ có hoạt động cho vay. Nhiều khách hàng cũng không muốn gửi tiền vào ngân hàng nhỏ, vì lo ngại rủi ro. Các ngân hàng lớn còn có thể tận dụng tiền gửi của khách hàng để thực hiện các hoạt động khác, nên dù nhìn mức lãi suất cho vay thấp có thể tưởng là ngân hàng sẽ lỗ, nhưng thực ra không hẳn như vậy. Các ngân hàng lớn có lợi thế đó, có khả năng tận dụng được uy tín của mình để tồn tại. Bởi vậy, các ngân hàng nhỏ phải tự cơ cấu, nếu không sẽ khó có thể duy trì hoạt động lâu dài.
Vietcombank có ảnh hưởng gì từ quyết định hạ lãi suất của NHNN?
Đã đưa ra việc giảm lãi suất tức là chúng tôi đã tính toán đến tất cả các yếu tố, trong đó có việc giảm lợi nhuận, nhưng chúng tôi sẽ cân đối, bù đắp bằng những hoạt động khác, ví dụ mở rộng dịch vụ, giảm chi phí... Bên cạnh đó, chúng tôi kỳ vọng giảm lãi suất cho vay thì tín dụng sẽ đưa ra được nhiều hơn, giúp nền kinh tế nói chung, cộng đồng DN nói riêng khởi sắc hơn, dẫn đến các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng phát triển tốt hơn, từ đó bù đắp ngược lại cho hoạt động tín dụng. Đơn cử, mảng kinh doanh ngoại hối, mảng thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm cũng tạo thu nhập khoảng 2.000 tỷ đồng cho Ngân hàng.
Hồng Dung (ĐTCK)
-
Áp lực lãi vay trước xu hướng lãi suất tiết kiệm đi lên -
120.000 tỷ đồng sinh lời kém hiệu quả, Bảo hiểm tiền gửi thiếu năng lực tham gia tái cơ cấu hệ thống -
Sức hút tài khoản Siêu Lợi Suất của VIB - Hàng vạn khách hàng đã kích hoạt trong 48h ra mắt -
Giá vàng tăng mạnh, kỳ vọng vượt 3.000 USD/ounce -
Chất lượng tài sản nhiều ngân hàng suy giảm, chủ yếu nợ xấu vay mua nhà -
Làn sóng cắt giảm nhân sự tại nhiều nhà băng -
Ngân hàng nắn dòng vốn chảy vào bất động sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/2
-
2 Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử
-
3 Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi
-
4 Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị cho Hà Nội, TP.HCM
-
5 Quyết định đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đang đàm phán khoản vay với đối tác
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang