Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 05 năm 2024,
Không thể phủ nhận vai trò FDI
Nguyên Đức - 22/04/2014 15:37
 
Những thông tin gần đây về việc hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lỗ giả - lãi thật, chuyển giá, khiến dư luận tiếp tục đặt câu hỏi về việc Việt Nam được gì và mất gì khi thu hút FDI.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tránh cách nhìn lệch lạc về tác động của FDI

Câu hỏi đặt ra không sai, khi thông tin gần đây trên một số phương tiện truyền thông cho biết, năm 2013, cơ quan thuế khi thanh tra, kiểm tra tại 2.110 doanh nghiệp, đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ đồng, giảm khấu trừ 136,95 tỷ đồng, đồng thời buộc doanh nghiệp phải giảm lỗ lên tới hơn 4.192 tỷ đồng. Đáng chú ý, số tiền truy thu chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp FDI (chiếm 40% tổng số thu).

   
  Vấn đề hiện nay là phải nâng cao hiệu quả và sức lan tỏa của khu vực FDI đối với nền kinh tế  

Một con số khác, báo cáo của 63 cục thuế, hơn 100 chi cục thuế trên cả nước cho thấy, có tới 720/870 doanh nghiệp FDI có vi phạm về thuế.

Thực ra, chuyện chuyển giá, hay lỗ giả - lãi thật ở các doanh nghiệp FDI không phải là câu chuyện mới. Thật đáng mừng khi những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã rất tích cực trong công tác chống chuyển giá để phanh phui một số vụ chuyển giá lớn và truy thu được khoản thuế lớn cho ngân sách quốc gia.

Phải mạnh tay và không thể nhân nhượng với chuyển giá, để không chỉ tăng thu ngân sách, mà còn đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, công bằng.

Song cũng phải thẳng thắn rằng, dù xu hướng chuyển giá có vẻ ngày một tăng, hay nói đúng hơn là số vụ được phanh phui ngày một nhiều, thì đó cũng chỉ là một trong những tồn tại của FDI. Không thể chỉ nhìn vào câu chuyện này để phủ nhận hay có cái nhìn nghi ngờ về những đóng góp to lớn của khu vực FDI cho kinh tế - xã hội Việt Nam.

Thực tế sau hơn 25 năm thu hút FDI đã cho thấy, khu vực kinh tế này đã có những đóng góp vô cùng quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam. GS-TSKH Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư khẳng định, FDI đã góp phần quan trọng vào việc đưa nước ta từ nước có thu nhập thấp trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp), với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong hơn hai thập niên thuộc loại cao trên thế giới, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại…, kim ngạch xuất nhập khẩu từ vài ba tỷ USD năm 1991 dự kiến năm 2014 đạt khoảng 300 tỷ USD…

Đành rằng, vẫn còn những tồn tại trong khu vực FDI, như câu chuyện chuyển giá nói trên, hay chuyện sức lan tỏa của khu vực FDI đối với khu vực kinh tế trong nước còn yếu, kỳ vọng chuyển giao công nghệ chưa đạt, những dự án FDI gây ô nhiễm môi trường…, nhưng rõ ràng, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của dòng vốn FDI, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, nguồn lực đầu tư trong nước có hạn.

Thực tế đã chứng minh rằng, kể từ năm 2008 tới nay, khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì chính khu vực FDI đã tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Không có khu vực FDI, kinh tế Việt Nam không thể có được tốc độ tăng trưởng và dần từng bước hồi phục như hiện nay.

Tuy vậy, ở chiều ngược lại, cũng phải thấy rằng, đã đến lúc phải làm sao nâng cao hiệu quả và sức lan tỏa của khu vực FDI đối với nền kinh tế. Phải có chính sách để khắc phục những tồn tại của dòng vốn FDI mà Việt Nam đã tổng kết sau 25 năm thu hút. Phải làm sao phát triển công nghiệp phụ trợ để Việt Nam có thể tham gia mạnh mẽ và thực chất hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, mang lại giá trị gia tăng cho quốc gia. Việc chống chuyển giá cũng phải làm quyết liệt và triệt để hơn nữa.

Tất cả, bao gồm cả việc xây dựng định hướng chiến lược, cũng như các chính sách ưu đãi đầu tư, hay sử dụng quyền lựa chọn dự án đầu tư…, phải được xây dựng dựa trên một nguyên tắc cơ bản nhất, đó là thu hút FDI là vì lợi ích của đất nước.

FDI với phát triển công nghiệp hỗ trợ FDI với phát triển công nghiệp hỗ trợ

(Baodautu.vn) Việt Nam có thể vận dụng bài học thành công của Thái Lan, Malaysia, nhằm tìm ra phương thức hữu hiệu trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các công ty đa quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới.

FDI đang dịch chuyển có lợi cho Việt Nam FDI đang dịch chuyển có lợi cho Việt Nam

(Baodautu.vn) Khi Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố con số thống kê vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến ngày 20/3, đã có nhiều phản ứng khác nhau, đa số lo lắng về sự giảm sút quá nhiều có thể báo hiệu một xu hướng không mấy khả quan trong năm 2014.

Dự án FDI: Quá nhỏ cũng lo, quá to cũng sợ Dự án FDI: Quá nhỏ cũng lo, quá to cũng sợ

(Baodautu.vn) Bên cạnh tình trạng nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký với số vốn "khủng" đến mức khó tin, thì cũng có rất nhiều dự án FDI quy mô nhỏ đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Có nên như vậy?

Lộ diện đối thủ cạnh tranh mới về thu hút FDI Lộ diện đối thủ cạnh tranh mới về thu hút FDI

(Baodautu.vn) Lào, Philippines và Myanmar là các đối thủ mới xuất hiện trong danh mục quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Vì sao doanh nghiệp FDI sống khỏe? Vì sao doanh nghiệp FDI sống khỏe?

(Baodautu.vn) Sự dịch chuyển của các doanh nghiệp FDI thể hiện rất rõ bài tính lợi ích và sự chuyển động của thị trường. Các doanh nghiệp FDI đã tận dụng rất tốt lợi thế của Việt Nam, nhất là những cơ hội từ chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp hóa.

FDI chờ đón hàng loạt dự án lớn FDI chờ đón hàng loạt dự án lớn

(Baodautu.vn) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2014 giảm khá mạnh, song triển vọng cả năm vẫn rất sáng sủa, khi nhiều dự án lớn đang cập bến.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư