
-
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025
-
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025
-
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc -
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025
![]() |
Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu, đậc biệt là vải phục vụ làm hàng xuất khẩu. |
Một trong những nội dung được Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) kiến nghị tại Công văn 36:76/2021/VlTAS-CS về rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây khó khăn vướng mấc cho doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công Thương và Bộ Tư pháp là sớm ban hành "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2045.
Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế, trong đó có dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu với thuế suất giảm dần về 0%. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo từng FTA, chẳng hạn, với CPTPP là quy tắc xuất xứ "Từ sợi trở đi", với EVFTA là "Từ vải trở đi".
Hiện nay, việc sản xuất nguyên phụ liệu, nhất là vải vẫn là khâu yếu và điểm nghẽn của ngành dệt may. Theo Vitas, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến điểm nghẽn này chưa được tháo gỡ là nhiều địa phương không mặn mà trong việc cấp phép các dự án dệt, nhuộm do lo ngại lĩnh vực này gây ô nhiễm môi trường.
Vitas đã nhiều lần kiến nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2045 để sớm hình thành nên các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, tập trung thu hút các dự án đầu tư dệt, nhuộm.
Nếu không sản xuất được nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu về xuất xứ, ngành dệt may Việt Nam sẽ không được hưởng lợi ích từ các FTA và tiếp tục phải gia công với giá trị gia tăng thấp và kém hiệu quả.
Thực tế, sản xuất vải trong nước mới đạt sản lượng 2 tỷ mét/năm, đáp ứng 25-30% nhu cầu của ngành may mặc. Năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc đạt 35 tỷ USD, nhưng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may đạt khoảng 19,7 tỷ USD, giảm 9,6% so với năm 2019. Trong đó, chi nhập vải đạt 11,88 tỷ USD, giảm 10,5% so với năm 2019. Sở dĩ nhập vải giảm là do xuất khẩu hàng may mặc giảm (10%) do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025 -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc -
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025 -
Mặt hàng sợi của Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Ấn Độ -
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam -
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng -
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower