
-
Bổ nhiệm lãnh đạo quản lý 12 Viện Kiểm sát khu vực tại TP. Hà Nội
-
Đà Nẵng: Thủ tục hành chính thông suốt ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
-
Gia Lai sau sáp nhập, nhiều tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức
-
HĐND tỉnh Quảng Trị kiện toàn bộ máy, thông qua các nghị quyết quan trọng
-
TP.HCM: Người dân ghi nhận chuyển biến tích cực trong ngày đầu tiên giải quyết thủ tục -
Biên chế công chức của Đà Nẵng là bao nhiêu?
![]() |
Phiên họp thứ 15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Tổng thư ký Quốc hội vừa thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” .
Đây là nội dung đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 15 (tháng 9/2022).
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đã hoàn thành khối lượng công việc lớn và hoàn thành nhiệm vụ do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
Chất lượng cuộc giám sát đạt yêu cầu đề ra. Các nội dung nhận định, đánh giá có tính thực tiễn, có căn cứ khoa học lý luận, bám sát mục tiêu, quan điểm, phạm vi, đề cương giám sát. Các giải pháp, kiến nghị, đề xuất rõ ràng, cụ thể và có căn cứ, bảo đảm tính khả thi. Nội dung báo cáo và dự thảo Nghị quyết được Chính phủ, các bộ, ngành tham gia ý kiến và cơ bản thống nhất.
Để hoàn thiện báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết sau giám sát, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu bổ sung, đánh giá sâu sắc hơn những ưu điểm, thành tựu đạt được, dẫn chứng các bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương làm tốt. Đồng thời nhận diện rõ những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế.
Đoàn giám sát cũng được giao bổ sung đầy đủ thông tin, số liệu, kết quả giám sát. Như, danh mục dự án vi phạm quy định, gồm: dự án đầu tư không hiệu quả; dự án treo; dự án chậm tiến độ; dự án BOT, BT có vướng mắc.
Đất nông, lâm trường đến nay chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục đích; đất đã giao nhưng không thu tiền sử dụng đất; đất nông nghiệp để hoang hóa,…
Qua đó đề xuất, kiến nghị rõ ràng, cụ thể, rõ trách nhiệm, rõ đối tượng, rõ thời gian, thời hạn hoàn thành bảo đảm tính khả thi và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, thể hiện rõ trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan dân cử, Chính phủ, các bộ, ngành.
Trong đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt lưu ý các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế đối với các dự án chậm tiến độ, dự án vi phạm, đầu tư không hiệu quả, dự án BT, BOT; diện tích đất nông, lâm trường, nông nghiệp để hoang hoá; Kiến nghị trách nhiệm xử lý các tồn tại, hạn chế này, nhất là các dự án đầu tư không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí.
Với Dự thảo Nghị quyết sau giám sát, theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cần quy định cụ thể trách nhiệm, thời hạn thực hiện, hoàn thành để tạo bước chuyển biến rõ rệt, căn bản trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Dự thảo cũng cần lưu ý nhấn mạnh nội dung Quốc hội phát động cuộc vận động trong cả nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sâu rộng tới tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội. Hằng năm, Chính phủ tổ chức phong trào thi đua, ban hành chương trình hành động, tổ chức hội nghị quán triệt triển khai trên toàn quốc việc thực hiện để tạo chuyển biến về ý thức, trách nhiệm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên phạm vi toàn quốc.
Nội dung tiếp theo cần lưu ý tại Dự thảo nghị quyết là cần nêu rõ đổi mới việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và báo cáo việc thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm và hằng năm. Mỗi năm tập trung một chủ đề lớn, các nội dung trọng tâm, trọng điểm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để Quốc hội thảo luận và quyết định.
Định kỳ hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết giám sát chuyên đề này, trong đó làm rõ kết quả thực hiện kiến nghị giám sát; trách nhiệm xử lý các dự án treo, dự án chậm tiến độ; dự án đầu tư không hiệu quả; dự án BOT, BT có vướng mắc; đất nông, lâm trường cả nước chưa sử dụng; sử dụng không đúng mục đích; đất đã giao nhưng không thu tiền sử dụng đất; đất nông nghiệp để hoang hóa,...

-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng gắn biển Công trình Kỷ niệm 80 năm Truyền thống ngành Tài chính -
Quảng Ngãi: Tạo hành lang thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển -
Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền -
Đà Nẵng tổ chức kỳ họp HĐND đầu tiên sau sáp nhập, công bố loạt quyết định nhân sự -
Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Thủ tục đất đai sẽ nhanh hơn, thuận lợi hơn -
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự Hội nghị quốc tế về tài chính cho phát triển -
Tất cả các địa phương sẽ có chung “thước đo phát triển”
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh