
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng
-
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí
-
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản
-
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi
-
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
Tiến sĩ Hoàng Xuân Bình, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan đánh giá, hiện các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là sản phẩm thô, nguyên liệu hay gia công, còn ít sản phẩm mang thương hiệu Việt.
Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn phân phối sản phẩm tại EU lại càng khó thực hiện khi không chỉ cần tìm hiểu thị trường, hoàn thiện chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn EU, chi phí cho marketing, tìm đối tác phân phối mà còn phải giám sát các hợp đồng xuất khẩu và thanh toán tài chính.
Điều này dẫn đến thực tế dù đã có sản phẩm đang phân phối trong nước hay các thị truờng khác, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khi xuất hàng sang EU.
Đặc biệt giai đoạn đại dịch Covid-19 hiện vẫn kéo dài, tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế sẽ khó triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại ở EU.


Các doanh nghiệp này là doanh nghiệp EU có kinh nghiệm kinh doanh hơn 20 năm, am hiểu thị trường, pháp luật, ngôn ngữ nước sở tại và cũng là điều kiện tốt làm cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp EU.
Dù vậy, hiện đa số các doanh nghiệp do Việt kiều sở hữu tại EU kinh doanh các hàng hóa có nguồn gốc tứ các nước khác như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc,…còn tỷ trọng hàng Việt Nam rất thấp.
Theo Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan, để có thể chuyển biến tích cực trong xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Việt kiều cần biến cơ hội của EVFTA và xu hướng kinh doanh mới thành những mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện doanh nghiệp, tiết kiệm, hiệu quả.
“Đặc thù chung các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước chủ yếu thuộc nhóm vừa và nhỏ. Do vậy, cần tạo dựng quan điểm “Chiến tranh toàn dân“ trong kinh doanh, quyết tâm tiến vào thị truờng, sử dụng mọi nguồn lực, hợp tác của các doanh nghiệp trong và ngoài nước”, TS Bình chia sẻ thêm.
Phương châm hợp tác các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt kiều trong xuất khẩu cần đảm bảo chi phí thấp nhất, chất luợng đảm bảo, giá cạnh tranh, hợp tác lâu dài và tuân thủ luật pháp cả ở Việt Nam lẫn tại EU.
Khi đó các doanh nghiệp trong nước cần tập trung hoàn thiện sản phẩm, tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp Việt kiều đóng góp cơ sở vật chất, nhân lực.
Hai bên cùng hợp tác marketing, phân phối sản phẩm theo xu hướng để các doanh nghiệp Việt kiều trở thành đại diện, đại lý cho các doanh nghiệp trong nước.
![]() |
Quy mô khu trung tâm thương mại Wólka – ASG của người Việt Nam tại Ba Lan nhìn từ trên cao (Tư liệu từ Tiến sĩ Hoàng Xuân Bình). |
TS Bình nhận thấy thực tiễn trong những năm gần đây, nhiều nước như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,… đã hình thành các trung tâm hàng xuất khẩu của các nhà máy, doanh nghiệp tại EU (như ở Ba Lan), cũng như các khu sản xuất, lắp ráp các sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Ý, Pháp, Đức,…
Các trung tâm này vừa giúp các doanh nghiệp Việt kiều xuất khẩu hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi, vừa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, thương hiệu quốc gia.
Vốn đầu tư trung tâm như thế rất lớn nên, theo ông Bình, phương hướng tốt nhất là các trung tâm thương mại của Việt kiều đang có (nhất là tại các nước Đông Âu) hợp tác với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước từng bước chuyển đổi thành các trung tâm hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt Nam.
Để hiện thực hóa ý tưởng thành lập trung tâm hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt Nam tại EU, ngoài việc sẵn sàng đầu tư, còn cần đến sự hợp tác của các trung tâm thương mại Việt Nam tại EU cũng như sự ủng hộ của chính quyền địa phương (như TP.HCM), từ một vài tổ chức, Hiệp hội nghề nghiệp.
EVFTA cũng là cơ hội để các doanh nghiệp do người Việt sở hữu ở nước ngoài định hướng lại phương hướng kinh doanh và mở ra cơ hội hợp tác cùng với các doanh nghiệp trong nước.
Tại thị trường Hoa Kỳ, ông David Dương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt kiều tại Hoa Kỳ cũng cho rằng, nên hình thành trung tâm hàng hoá nhập từ Việt Nam.
Tại địa điểm này có thể liên kết với chính quyền sở tại, thực hiện kiểm định chất lượng cũng như triển khai các chương trình marketing.
Vị này cho biết, các thành viên trong Hiệp hội đang dành mối quan tâm đến một khu cảng được rao bán với giá gần 200 triệu USD, với khu nhà kho đầy đủ chức năng, khu kiểm định chất lượng, kho đông lạnh,…


Tại TP.HCM, Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại và Hội nghị quốc tế (FSC), Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) và Hội Doanh nhân người Việt tại Mỹ (VENUSA) vừa phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long với doanh nghiệp kiều bào tiềm năng tại Hoa Kỳ.
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ hiện có hơn 2 triệu người, trong đó, có khoảng 310.000 cơ sở kinh doanh do doanh nhân gốc Việt sở hữu cùng doanh thu 35 tỷ USD/năm.
Hội nghị lần này bước đầu góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp kiều bào, đẩy mạnh công tác thông tin về hàng hóa, sản phẩm của các địa phương nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua hệ thống phân phối của kiều bào và tỷ lệ hàng Việt trong tiêu dùng của cộng đồng kiều bào.
Cũng tại hội nghị đã có 06 hợp đồng hợp tác xuất, nhập khẩu được ký kết giữa doanh nghiệp tại Việt Nam và Hoa Kỳ, với giá trị khoảng 200 triệu USD.

-
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi -
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp -
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng -
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã -
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã -
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô