-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
TP.HCM còn được kỳ vọng sẽ trở thành hạt nhân của Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
Và để xây dựng thành công mô hình này cần có sự gắn kết “bốn nhà” gồm: Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học và Nhà đầu tư tài chính cả trong và ngoài nước. Trong đó, nguồn lực kiều bào đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của Thành phố.
Doanh nghiệp tư nhân là nội lực của Thành phố
Ông Dương Minh Trí, học và làm việc tại Tây Berlin và Tây Đức trong lĩnh vực điện tử và công nghệ bán dẫn. Từ năm 1985 ông hồi hương và làm việc tại Viện Vật Lý TP.HCM (Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam).
Theo ông Trí, để có thể trở thành “Đô thị thông minh”, “Trung tâm tài chính” của cả nước và Đông Nam Á thì Thành phố phải khẩn cấp liên tục nâng cao, củng cố nội lực vĩnh viễn của Thành phố là các doanh nghiệp/công ty tư nhân.
Từ các nước công nghiệp Âu Mỹ, động lực chính trong việc nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giáo dục là từ các công ty, doanh nghiệp tư nhân, ông Trí lấy dẫn chứng, theo thống kê tại Mỹ kinh phí nghiên cứu khoa học khoảng 70% từ các công ty tư nhân, còn lại khoảng 30% là từ Nhà nước.
Do sự cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp tư nhân luôn luôn phải “sáng tạo”, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm giàu công ty, làm giàu xã hội. Có tiền mới có thể tiếp tục sáng tạo thành công.
“Cả ba tiêu chí mà Thành phố muốn có: nâng cao chất lượng giáo dục, đô thị sáng tạo, trung tâm tài chính đều đòi hỏi cần rất nhiều tiền. Tiền từ đâu? Chính là từ các doanh nghiệp tư nhân bền vững. Do vậy, tôi muốn tập trung vấn đề cốt lõi của Thành phố thương mãi – văn hóa lớn nhất nước hiện nay là sự sống còn và lớn mạnh của các doanh nghiệp/công ty tư nhân”, ông Dương Minh Trí chia sẻ.
Hai tháng trước, nhân cuộc họp mặt cuối năm mà TP.HCM tổ chức hàng năm vào dịp ông Táo về trời, để tiếp đón kiều bào từ khắp thế giới về ăn Tết, GS Đặng Lương Mô, Việt kiều Nhật Bản (cố vấn ĐHQG TP.HCM) đã có bài phát biểu liên quan đến mục tiêu xây dựng một thành phố thông minh mà lãnh đạo TP.HCM đã đề ra từ vài năm nay.
“Thật không ngờ và vinh hạnh tôi lại có dịp được phát biểu, góp vài ý kiến thô thiển về vấn đề to lớn này”, GS Đặng Lương Mô nói và bày tỏ quan điểm, trước khi xây dựng đô thị thông minh, cần rà soát xem những gì còn có thể làm được trong phạm trù đô thị “cổ điển” để cải thiện cuộc sống của cư dân đô thị về giao thông, về ô nhiễm môi trường,về hệ thống cấp/thoát nước,…
“Nói cách khác, những “điểm nóng,” những địa điểm tồi tệ về điều kiện đô thị, mới chính là nơi nên thí điểm xây dựng đô thị thông minh để phát huy được “hiệu quả theo tính nhân (hiệu ứng tương thừa)” của lợi ích của nó”, GS Đặng Lương Mô nói.
Đào tạo thợ lành nghề
Đặc biệt, về lực lượng lao động, một số kiều bào cho rằng, một trong những nhu cầu bức thiết, khẩn cấp hiện nay của rất nhiều doanh nghiệp là cần nâng cao phẩm chất lực lượng lao động.
Mâu thuẫn hiện có, nhiều sinh viên tốt nghiệp nhưng thất nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp đang thiếu kỹ sư, thợ lành nghề hết sức trầm trọng.
“Công ty Bùi Văn Ngọ có lần nhờ chúng tôi tìm các chuyên gia người Đức để giảng dạy, nâng cấp lực lượng nhân viên của công ty. Họ sẵn sàng chi trả mọi chi phí dù rất đắt. Tôi có hỏi tại sao không thu nhận các sinh viên từ các trường đại học trong nước để đứng lớp giảng dạy. Anh giám đốc trả lời, đã thực hiện như thế nhưng các kỹ sư, tiến sĩ chúng ta không đáp ứng yêu cầu của công ty”, ông Dương Minh Trí kể và đưa ra một ví dụ điển hình đã xảy ra là một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành xây dựng không biết sử dụng máy khoan búa.
Còn theo TS Trần Hải Linh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hàn Quốc, việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học có thể coi là một trong các biện pháp hữu hiệu để phát triển giáo dục đại học.
Trường nào không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của quốc gia sẽ tự dần phải thay đổi hoặc tự đào thải chính mình. Điều này đã được quy định cụ thể hơn trong Luật Giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018.
Cùng với đó là giao quyền phong giáo sư và phó giáo sư cho các trường theo mô hình giống như các nước phát triển đã và đang làm.
Giáo sư và phó giáo sư dựa trên những công bố trên tập san khoa học quốc tế, bằng phát minh sáng chế (patent), hoặc các thành tích nghiên cứu khoa học khác đã đạt được. Nếu TP.HCM đã có cơ chế đặc thù, nên chăng việc này cũng được áp dụng để tăng hàm lượng chất xám thực sự.
“Cần giao trách nhiệm và trao niềm tin cho đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài. Tạo các cơ hội để cho họ cống hiến và chứng minh khả năng trên quê hương mình. Tuyển chọn và tài trợ cho những người có chuyên môn phù hợp với những việc mà TPHCM đang cần đến. Việc tài trợ cho đội ngũ này cần ở mức đủ để họ tập trung được vào nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ,…”, TS Trần Hải Linh kỳ vọng.
Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong khẳng định, mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo và trung tâm tài chính của khu vực không chỉ là khát vọng mà còn là kế hoạch cần triển khai nhanh của Thành phố.
Đây là cơ sở nhằm xây dựng môi trường tài chính lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp, cũng như việc thực thi các công cụ tài chính khác của các cơ quan Nhà nước.
“Một nền tài chính phát triển khoẻ mạnh, một trung tâm tài chính có sự hấp dẫn cao không chỉ mang lại tăng trưởng cho các doanh nghiệp, thúc đẩy kế hoạch xây dựng đô thị sáng tạo mà còn là nền tảng quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của Thành phố trong tương lai”, Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ.
Năm 2018, có 424.000 lượt kiều bào nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất và tổng lượng kiều hối được chuyển về Thành phố trên 5 tỷ USD, với 70% được đưa vào sản xuất kinh doanh.
Những năm qua, tại Thành phố có khoảng 3.000 doanh nghiệp do kiều bào đầu tư, với số vốn trên 45.000 tỷ đồng.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025