-
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024 -
Chuyên gia quản lý tài sản gợi ý kênh đầu tư năm 2025 khi GDP đặt mục tiêu tăng trên 8%
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, dù chưa có con số cụ thể của năm 2024 nhưng ước tính số kiều hối chuyển về Việt Nam đạt 16 tỷ USD, riêng TP.HCM ước đạt 9,6 tỷ USD, chiếm 60% (tin từ Bộ Ngoại Giao).
Kiều hối về TP.HCM chiếm tỷ lệ 60% của cả nước |
Cũng theo ông Lệnh, dòng kiều hối chuyển về TP.HCM chủ yếu từ châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,...với 53,8%, tăng 24,1% so với năm trước. Các khu vực khác như châu Đại Dương và châu Mỹ cũng ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 20% và 4,4 %, trong khi châu Âu giảm 19,1%. Trong đó, phương thức chuyển tiền thông qua các công ty kiều hối chiếm 74,2%, còn qua các tổ chức tín dụng đạt 25,8%.
Trong đó, một số Công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng như Vietcombank cũng cho biết, doanh số kiều hối của ngân hàng trong năm 2024 đạt khoảng 1,9 tỷ USD, tăng 100 triệu USD so với năm trước. Lượng kiều hối từ các công ty kiều hối về ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, ngoài các cá nhân Việt kiều thì các tổ chức kinh tế do người Việt lập ở nước ngoài cũng có nhu cầu chuyển tiền về nước để đầu tư.
Ngoại trừ có sự đột biến trong quý II/2024 từ thị trường xuất khẩu lao động vì yếu tố tỉ giá biến động thì nguồn kiều hối trong năm qua nhìn chung vẫn duy trì ổn định như năm 2023 - là năm có doanh số kiều hối kỷ lục. Trong 3 năm trở lại đây, lượng kiều hối về TP. HCM luôn tăng trưởng đều và chiếm tỷ trọng trên dưới 55% tổng lượng kiều hối của cả nước Việt Nam.
Ý thức được tầm quan trọng của Đề án kiều hối, VCBR luôn phối hợp 3 bên là Uỷ ban nhân dân, Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố cùng các sở ban ngành liên quan để đóng góp ý kiến, kiến nghị góp phần xây dựng và triển khai Đề án.
Ông Trịnh Hoài Nam, Giám đốc công ty kiều hối Vietcombank (VCBR) cũng cho biết, Công ty sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, nhằm nâng cao chất lượng chi trả và thiết lập các quy chuẩn về kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền. Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiều hối nhanh chóng, an toàn và tiện lợi với chi phí hợp lý.
Năm 2024, TP.HCM đã triển khai Đề án thu hút kiều hối, trong đó có việc nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển và chi trả kiều hối tại các tổ chức tín dụng, kinh tế tới người nhận. Thành phố cũng đang xây dựng chính sách phát hành trái phiếu kiều hối để phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là 355 km đường sắt đô thị đến năm 2035.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024 -
Chuyên gia quản lý tài sản gợi ý kênh đầu tư năm 2025 khi GDP đặt mục tiêu tăng trên 8% -
CB chuyển giao, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuân trở lại làm Phó tổng giám đốc Vietcombank -
Vietcombank sẽ tăng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng -
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025 -
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư