Ông Trần Minh Khoa, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty kiều hối Sacombank cho biết, 7 tháng từ đầu năm 2024, lượng kiều hối về Việt Nam qua hệ thống này tăng hơn 19% so cùng kỳ năm ngoái.
Khoảng 25% kiều hối về Việt Nam được chuyển qua kênh phi chính thức do phí chuyển tiền của các kênh chính thức khá cao. Có tới 35,4% lượng kiều hối được người nhận sử dụng vào chi tiêu hàng ngày. Kiều hối rót vào sản xuất, kinh doanh chỉ chiếm chưa đầy 16%.
Được đánh giá là một trong 10 nước thu hút kiều hối đứng đầu thế giới, tổng giá trị kiều hối của Việt Nam năm 2014 ước đạt 11-12 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn gấp nhiều lần nếu tính cả kênh chuyển tiền phi chính thức, ước lên tới 25% lượng kiều hối của Việt Nam.Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng CIEM, phí thấp, tính thuận tiện cao là nguyên nhân chuyển tiền ngầm tồn tại và phát triển mạnh.
Mùa kiều hối là mùa làm ăn của các công ty chuyển tiền ngầm và các đường dây chuyển tiền dạng “xách tay”. Tuy rủi ro cao, nhưng thủ tục lại nhanh gọn, mức phí thấp, nên nhiều người vẫn chọn kênh này.