-
Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68% -
Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu -
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao -
Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 -
Chỉ số DXY vượt mốc 108 điểm, tỷ giá tăng áp lực -
USD neo cao trên đỉnh 13 tháng, giá vàng trồi sụt mạnh
TIN LIÊN QUAN | |
Bất ngờ người Việt dùng 30% kiều hối chỉ để "tiêu vặt" | |
Kiều hối chảy mạnh về Việt Nam | |
Lưu học sinh tại Mỹ mua siêu xe Bentley sẽ phải nộp thuế tiền tỷ |
Năm 2014, lượng kiều hối trên toàn thế giới là 511 tỷ USD, trong đó kiều hối của Viêt Nam ước khoảng 11-12 tỷ USD. Theo WB, Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới.
Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện lượng kiều hối về nước ta chỉ đang đứng ngang ngửa với vốn FDI giải ngân và lớn hơn cả vốn ODA.
TS. Võ Trí Thành: kênh chuyển tiền phi chính thức phát triển mạnh do phí cạnh tranh và tính thuận tiện cao |
Bà Patricia Z. Riingen, Phó Chủ tịch cấp cao khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương của Western Union đánh giá: “Việt Nam là một trong những nước nhận kiều hối hàng đầu thế giới, đồng thời là nền kinh tế mới nổi năng động và quan trọng trong khu vực, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài cũng như gia đình của họ tại quê hương”.
Chính sách ổn định tỷ giá cũng như những thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang là một trong những lực hút khiến kiều hối tăng mạnh. Theo dự báo của CIEM, kiều hối sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2015-2016 trước khi có thể giảm nhẹ vào năm 2017.
Mặc dù vậy, vấn đề đáng nói là, theo TS. Võ Trí Thành, kết quả khảo sát toàn cảnh kiều hồi Việt Nam do CIEM phối hợp với Western Union công bố mới đây cho thấy, kênh chuyển tiền phi chính thức tại Việt Nam lên tới 25%.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn về nguyên nhân của kênh chuyển tiền ngầm phát triển mạnh, TS. Trí Thành trả lời đơn giản: đó là mức phí. Cũng theo chuyên gia này, kênh chuyển tiền ngầm ở Việt Nam hiện nay có hai hình thức thông dụng. Một là nhờ người quen cầm theo dạng “xách tay”. Hai là với công nghệ hiện đại và tình trạng đô la hóa của Việt Nam hiện nay, việc chuyển tiền “ngầm” diễn ra rất đơn giản, chỉ cần một cú điện thoại giữa hai đầu mối chuyển tiền ở hai nước. “Cạnh tranh về phí và tính thuận tiện là nguyên nhân khiến kênh chuyển tiền phi chính thức phát triển”, TS. Thành kết luận.
Mùa kiều hối: Chuyển tiền ngầm âm thầm hoạt động () Mùa kiều hối là mùa làm ăn của các công ty chuyển tiền ngầm và các đường dây chuyển tiền dạng “xách tay”. Tuy rủi ro cao, nhưng thủ tục lại nhanh gọn, mức phí thấp, nên nhiều người vẫn chọn kênh này. |
Cũng với câu hỏi này của Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, bà Patricia thừa nhận, mức phí của kênh chuyển tiền chính thức cao hơn kênh chuyển tiền phi chính thức. Lý do là các Công ty chuyển tiền chính thức phải vận hành các chương trình tuân thủ để đề phòng rủi ro, phải chia sẻ phí với các đại lý.
Tuy vậy, đại diện Western Union cũng khẳng định, chuyển tiền qua kênh phi chính thức tiềm ẩn rủi ro cao, thậm chí là nguy cơ mất sạch tiền. “Phí chỉ là một trong nhiều yếu tố khi xem xét dịch vụ chuyển tiền. Tuy nhiên, những năm gần đây, chúng tôi cũng đã đưa ra nhiều chính sách giá phù hợp cho người tiêu dùng các nơi trên thế giới, phấn đấu đưa ra mức giá tốt nhất cho khách hàng”, bà Patricia nói.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, kênh chuyển tiền ngầm phát triển mạnh ở Việt Nam có thể gây ra nhiều hệ lụy, tuy nhiên, đây cũng là động lực khiến kênh chuyển tiền chính thức hạ giá thành, nâng cao chất lượng để cạnh tranh.
“Phải thừa nhận rằng kênh chuyển tiền phi chính thức cũng có ý nghĩa của nó. Cạnh tranh giữa kênh chuyển tiền chính thức và phi chính thức sẽ làm chất lượng kênh chuyển tiền chính thức được nâng cao lên. Đồng thời, điều này cũng cho thấy, dư địa của các kênh chuyển tiền chính thức còn rất lớn”, TS. Thành nói.
Cũng theo đại diện của CIEM, hiện Việt Nam đang một mặt nỗ lực giảm dần tình trạng đô la hóa nền kinh tế, một mặt tiếp tục khuyến khích thu hút kiều hối (không đánh thuế thu nhập với người nhận kiều hối). Tuy nhiên, trong tương lai, rất có thể một số chính sách khuyến khích sẽ được xem xét lại. Tuy nhiên, nếu khả năng này xảy ra, cơ quan quản lý cũng phải tính toán để kiều hối không chuyển qua kênh phi chính thức.
Thực tế, trước đây, khi nước ta ban hành chính sách đánh thuế thu nhập với người nhận kiều hối, lượng kiều hối đã chuyển qua các ngân hàng đã sút giảm rất mạnh. Hầu hết người nhận và gửi tiền đều tìm đến kênh phi chính thức.
Thùy Liên
-
Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 -
Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop -
Chỉ số DXY vượt mốc 108 điểm, tỷ giá tăng áp lực -
USD neo cao trên đỉnh 13 tháng, giá vàng trồi sụt mạnh -
Sacombank tích cực triển khai các giải pháp thanh toán không tiền mặt cho giao thông xanh TP.HCM -
Ngân hàng đối mặt với rủi ro công nghệ -
Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up