
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Hàng hóa được xếp tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong năm 2023 sụt giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua, trong bối cảnh các nhà sản xuất Mỹ đẩy mạnh đưa hoạt động sản xuất về nước hoặc thúc đẩy chuỗi cung ứng kết nối sâu hơn với các đối tác kinh tế khác ở khu vực Mỹ Latinh và Đông Nam Á.
Theo số liệu mà Hải quan Trung Quốc công bố ngày 12/1, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong năm ngoái là 500,3 tỷ USD, giảm 13,1% so với năm 2022.
Đây là mức sụt giảm lớn nhất kể từ khi Hải quan Trung Quốc bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1995, giảm mạnh hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 hoặc thời kỳ bắt đầu xảy ra cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung từ năm 2018 đến năm 2019.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng điều này không hẳn phản ánh sụt giảm sự phụ thuộc của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc, mà cho thấy sự thay đổi của chuỗi ung ứng toàn cầu theo hướng "kéo dài", tức có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới.
Trong khi đó, dữ liệu của Mỹ cho thấy lần đầu tiên sau 17 năm, Trung Quốc cũng có nguy cơ mất vị trí nước xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ. Cụ thể, theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, trong 11 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với hàng hóa của Trung Quốc là 388 tỷ USD, thấp hơn so với Mexico và Canada.
Ông Steven Altman - học giả nghiên cứu cấp cao đồng thời là Giám đốc Sáng kiến Toàn cầu hóa DHL thuộc Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York - cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc là chính sách tăng thuế quan nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc mà Mỹ áp dụng từ thời cựu Thủ tướng Donald Trump.
Theo ông Nick Marro - nhà phân tích hàng đầu về thương mại toàn cầu của cơ quan nghiên cứu Economist Intelligence Unit, sự bùng nổ đầu tư nước ngoài ở Mexico cùng các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh cho thấy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc cũng đang thay đổi trước sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của Mỹ theo hướng kết nối sâu hơn nền kinh tế Mỹ với các đối tác thương mại khác ngoài Trung Quốc.

-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower