-
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco -
FPT mở văn phòng tại Thụy Điển, thúc đẩy tăng trưởng thị trường Bắc Âu -
DongTam Group bắt tay CS Wind Corp xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió 200 triệu USD -
Ngành than tích cực khắc phục hậu quả bão Yagi để quay lại sản xuất bình thường
9 tháng năm 2023, trị giá xuất khẩu có sử dụng C/O ưu đãi đạt 64 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ. |
Đây là số liệu được nêu trong báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương).
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong bối cảnh vĩ mô kém thuận lợi, tổng cầu thế giới sụt giảm, thương mại xuất nhập khẩu của nước ta cũng như các nước đều chịu ảnh hưởng tiêu cực, trị giá xuất khẩu giảm so với năm 2022. Tuy vậy, hoạt động xuất nhập khẩu đã khắc phục khó khăn, đạt được một số điểm tích cực.
Giai đoạn đầu năm, xuất khẩu giảm mạnh nhưng càng về cuối năm, xuất khẩu càng phục hồi.
Nếu như thời điểm cuối quý I, xuất khẩu ghi nhận giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước, thì xuất khẩu có những tín hiệu phục hồi từ cuối quý II khi xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước (tháng 5 tăng 4,3% so với tháng 4; tháng 6 tăng 4,5% so với tháng 5; tháng 7 tăng 0,8%, tháng 9 tăng 9%).
Đến cuối quý III, mức giảm xuất khẩu thu hẹp còn 8,5% so với cùng kỳ. Dự kiến hết năm 2023, xuất khẩu ước đạt khoảng 354-355 tỷ USD, mức giảm thu hẹp còn 4,5% so với năm 2022.
So với sự sụt giảm xuất khẩu của các nước trong khu vực, xuất khẩu của nước ta cơ bản phục hồi tích cực hơn.
Đơn cử, sau 9 tháng 2023, xuất khẩu của Malaysia giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước; Indonesia giảm 12,3%; Singapore giảm 10,8%. Thái Lan và Philippines giảm 3,8% và 6,5% so với cùng kỳ. Ở khu vực Đông Bắc Á, xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 11,5%, Nhật Bản giảm 5% và Trung Quốc giảm 5,7%.
"Có được kết quả này, bên cạnh yếu tố vĩ mô thế giới tích cực hơn, lãnh đạo Chính phủ và các Bộ ngành, trong đó có Bộ Công thương đã có nhiều chỉ đạo kịp thời, các doanh nghiệp chủ động, linh hoạt đa dạng hoá thị trường, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu", đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho hay.
Dấu ấn của năm 2023, các doanh nghiệp đã tận dụng tốt các cơ hội từ cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Theo đó, trị giá kim ngạch xuất khẩu có sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ưu đãi (C/O) ngày càng cao. 9 tháng năm 2023, trị giá xuất khẩu có sử dụng C/O ưu đãi đạt 64 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Năm qua, Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, Hiệp hội ngành hàng và các thương nhân trong phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
Điểm sáng là xuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản, thuỷ sản 11 tháng đầu năm tăng 4,2% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu rau quả đạt 5,2 tỷ USD, tăng 70%; hạt điều tăng 17,2%, gạo tăng 34,1%, cà phê tăng 0,4%.
Công tác tham mưu điều hành xuất khẩu mặt hàng đạt kết quả tích cực, tiêu thụ lúa gạo của người nông dân với giá cao, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực.
Số liệu thống kê cho thấy, xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2023 đạt 7,64 triệu tấn, trị giá đạt 4,3 tỷ USD, tăng 14,5% về lượng và 34,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định. Xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn, nhiều nước có các biện pháp đưa đầu tư về trong nước, dựng nên các rào cản thương mại để bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước. Các thị trường phát triển như EU chú trọng đến phát triển bền vững, hiện đã và đang đưa ra nhiều quy định mới như Cơ chế điều chỉnh carbon, Quy định chống phá rừng châu Âu... có tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Để đạt được mục tiêu phục hồi xuất khẩu, tăng khoảng 6% so với năm 2023, Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA thúc đẩy xuất khẩu, tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các FTA; Thúc đẩy chuyển nhanh, mạnh sang thương mại chính ngạch; Đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới.
-
Toshiba Lifestyle hướng đến dẫn đầu thị trường APAC: Chiến lược liều lĩnh hay được tính toán bằng những bước tiến vững vàng? -
FPT mở văn phòng tại Thụy Điển, thúc đẩy tăng trưởng thị trường Bắc Âu -
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu cải thiện, đạt 73% dự toán -
DongTam Group bắt tay CS Wind Corp xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió 200 triệu USD -
Ngành than tích cực khắc phục hậu quả bão Yagi để quay lại sản xuất bình thường -
Doanh nghiệp kiến nghị gì với Hải quan -
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: Tập trung cải cách, tạo thuận lợi cho thương mại
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh