-
Hai tuyến metro tại Hà Nội đón 74.503 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Tâm điểm du Xuân, nguyện cầu may mắn hot nhất miền Bắc -
Nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang: “Hà Nội luôn là nơi an yên nhất để tôi sạc pin tâm hồn” -
Kỳ tích của Phi đội Quyết Thắng năm xưa -
Thủ đô chào đón Xuân Ất Tỵ văn minh, an toàn và hạnh phúc -
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: Nơi lưu giữ ký ức chiến thắng vĩ đại của dân tộc
Mariam Nabatanzi. Ảnh: O.C. |
Tại làng Kabimbiri, thuộc huyện Mukono, Mariam Nabatanzi được biết đến là người phụ nữ "mắn đẻ" nhất Uganda. Ở tuổi 40, Mariam có 18 năm dành cho việc sinh nở, bao gồm 6 lần sinh đôi, 4 lần sinh ba, ba lần sinh tư, cùng vài lần sinh đơn khác.Trong số 44 đứa con mà Mariam đã sinh hạ, 38 người còn sống và hiện sống dưới một mái nhà. Mariam là mẹ đơn thân, và dù phải nuôi nhiều đứa con như thế, ngày ngày cô vẫn xoay sở để có đủ thức ăn cho tất cả mọi người trong nhà.
Theo Oddity Central, cuộc đời Mariam chưa bao giờ dễ dàng. Năm 12 tuổi, cô bị gả cho một người đàn ông lớn hơn mình 28 tuổi sau khi thoát khỏi nỗ lực giết hại của mẹ kế. Mariam khẳng định mẹ kế đã nghiền thủy tinh cho vào trong thức ăn khiến 4 người anh chị em của cô thiệt mạng. Mariam chỉ may mắn sống sót vì khi đó cô không ở nhà, nhưng bố và mẹ kế vẫn tống cô ra khỏi nhà bằng cách gả cô cho môt gã đàn ông lớn tuổi, thường có thói bạo hành mỗi khi Mariam làm hay nói điều gì khiến ông ta không hài lòng.
"Chồng tôi là người đàn ông đa thê, nhiều con. Và tôi phải chịu trách nhiệm chăm nuôi cho những đứa trẻ đó vì những bà vợ kia ở rải rác khắp nơi", Mariam nói với Daily Monitor của Uganda. "Ông ta cũng rất bạo lực, sẽ đánh đập tôi bất cứ khi nào tôi đưa ra ý kiến mà ông ta không thích".
Năm 1993, khi mới 13 tuổi, Mariam vượt cạn lần đầu với một cặp sinh đôi. Hai năm sau, cô sinh ba và gần hai năm sau nữa, cô sinh tư. Trong khi điều này có vẻ kỳ lạ với hầu hết mọi người thì Mariam lại thấy hoàn toàn bình thường, bởi cô từng chứng kiến điều tương tự. Cha cô sinh được 45 người con với vài người phụ nữ trong số đó có những cặp sinh đôi, sinh ba, sinh tư và thậm chí là sinh năm.
Mariam (giữa) và các con. Ảnh: Standard. |
Tiến sĩ Charles Kiggundu, bác sĩ tại bệnh viện Mulago ở Kampala, cho biết trường hợp sinh nhiều con của Mariam phần lớn là do di truyền.
"Trong trường hợp của Mariam, cơ thể cô ấy rụng nhiều trứng trong một chu kỳ, vì thế khiến khả năng thụ thai cao hơn. Điều này là do di truyền", Charles nói.
Mariam từng mơ ước có 6 người con, nhưng đến lần mang thai thứ 6, cô đã sinh tổng cộng 18 đứa trẻ. Không muốn đẻ tiếp, Mariam tìm tới bệnh viện nhờ trợ giúp, nhưng sau vài cuộc kiểm tra xét nghiệm, bác sĩ phụ khoa cho biết nếu can thiệp vào khả năng sinh sản của Mariam có thể khiến cô gặp nguy hiểm.
"Bác sĩ đã khuyên tôi cứ tiếp tục đẻ bởi nếu cản trở quy trình sinh sản của cơ thể tôi có thể mất mạng. Tôi đã thử đặt vòng nhưng bị ốm và nôn rất nhiều đến mức suýt chết. Nó khiến tôi bị hôn mê cả tháng", Mariam nhớ lại.
Đến năm 2016, khi đã có tổng cộng 44 đứa con, Mariam mới biết đến Kiggundu và được ông "cắt tử cung từ bên trong". Điều này cũng khá giống với việc thắt ống dẫn trứng.
Thật khó tin khi Mariam lại có thể một mình nuôi 38 đứa con, nhưng cô đã làm được điều đó. Chồng Mariam hiếm khi xuất hiện, và mỗi lần đến, ông ta chỉ lén vào ban đêm và rời đi trước khi các con kịp nhìn thấy. Charles, cậu con trai cả 23 tuổi của Mariam, cho hay lần cuối cậu nhìn thấy bố mình là năm 13 tuổi. Ngoài ra, nhiều anh chị em của Charles thậm chí còn chưa biết mặt bố.
"Tôi có thể thoải mái nói với anh rằng nhiều người anh chị em của tôi chưa biết bố họ trông ra sao. Tôi nhìn thấy ông ấy lần cuối năm 13 tuổi và khi đó là vào giữa đêm, rồi ông ấy lại vội vàng trốn đi", Charles nói.
Chồng Mariam chỉ về nhà khoảng một lần một năm, và mỗi lần như thế, ông ta đều say xỉn và đánh đập cô. Ông ta không chu cấp gì cho mẹ con Mariam, vì thế gánh nặng chỉ dồn lên một mình đôi vai cô.
Để nuôi con, Mariam làm đủ thứ, từ bán thảo mộc, trang điểm làm tóc cho cô dâu hay trang trí cho các sự kiện. Cô làm tất cả những gì có thể để mua thức ăn cho con.
"Mỗi ngày tôi mua 10 kg bột ngô, 4 kg đường và ba bánh xà phòng. Chúa đã luôn đối đãi với tôi rất tốt, vì bọn trẻ chưa một lần bị đói", Mariam chia sẻ.
Sau khi câu chuyện của Mariam được tờ Daily Monitor đưa tin hồi tháng 4 năm ngoái, một chiến dịch quyên góp đã được tiến hành cho gia đình cô trên GoFundMe. Chỉ trong vòng một tháng, quỹ này đã quyên được 10.000 USD.
-
Hà Nội: Đề xuất hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng -
Tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật "Cải thiện giao thông công cộng TP. Hà Nội (Moov'Hanoi)" -
Hà Nội đặt mục tiêu số hóa 300 sản phẩm làng nghề trong 5 năm tới -
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong Lễ hội Xuân năm 2025
-
Hai tuyến metro tại Hà Nội đón 74.503 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Các cơ sở giáo dục tinh gọn như thế nào trong năm 2025? -
Tâm điểm du Xuân, nguyện cầu may mắn hot nhất miền Bắc -
Nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang: “Hà Nội luôn là nơi an yên nhất để tôi sạc pin tâm hồn” -
Lễ hội Gò Đống Đa lần đầu diễn ra buổi tối với màn trình diễn 3D mapping -
Kỳ tích của Phi đội Quyết Thắng năm xưa -
Những xu hướng làm việc nổi bật trong năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024