
-
Ngành thanh tra đang độc lập đến mức nào?
-
Điều động ông Trần Trí Quang giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Cao Lãnh
-
Điều hòa nguồn vốn đầu tư công, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm
-
Sửa luật, đánh giá mô hình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Tiếp tục đôn đốc giải ngân đầu tư công ở địa phương giải ngân chậm -
Gỡ vướng Luật Đất đai và nhóm luật về đầu tư
Tiếp tục tăng trưởng 2 con số
Phát biểu khai mạc tại kỳ họp này, ông Nguyễn Xuân Ký, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thay mặt Chủ tọa Kỳ họp, nêu một số vấn đề trọng tâm nhất của kỳ họp có tính chất gợi mở để các đại biểu tham dự kỳ họp và các đại biểu HĐND tỉnh quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định.
Trong đó, đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, ông Ký đã nhấn mạnh: "Quảng Ninh bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2022 có những thuận lợi rất cơ bản từ thành quả 2 năm liên tiếp 2020, 2021 thực hiện thành công “mục tiêu kép”, giữ vững địa bàn an toàn, ổn định trong trạng thái bình thường mới, phát triển với đà tăng trưởng GRDP hai con số".
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV phát biểu chị đạo kỳ họp. Ảnh: Thu Lê. |
Báo cáo của UBND tỉnh về kết quả phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy, Tỉnh đã hoàn toàn chủ động kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, thích ứng linh hoạt, an toàn, vừa chăm lo, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa giữ vững sự ổn định KT-XH, sản xuất - kinh doanh, nhất là ngành than, điện, công nghiệp chế biến, chế tạo; nhanh chóng phục hồi vững chắc ngành du lịch.
Tăng trưởng kinh tế đạt cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 10,66%, tăng 2,64 điểm % so với cùng kỳ - đứng thứ 4 so với các tỉnh, thành phố trong Vùng đồng bằng Sông Hồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 42.310 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 15,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh đạt 1.179 triệu USD, tăng 0,7% cùng kỳ. Tổng khách du lịch ước đạt 5,5 triệu lượt, tăng 120% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 12.129 tỷ đồng, tăng 131% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách nhà nước tính đến ngày 30/6/2022 đạt 27.908 tỷ đồng, bằng 53% dự toán năm, tăng 9% so với kịch bản, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 7.198 tỷ đồng, đạt 68% dự toán, tăng 44% cùng kỳ; thu nội địa 20.710 tỷ đồng, đạt 49% dự toán, tăng 14% so với cùng kỳ. Chi thường xuyên đảm bảo tiết kiệm, đúng chính sách, đúng chế độ quy định, thực hiện đạt 4.332 tỷ đồng, bằng 35% dự toán, bằng 97% cùng kỳ.
Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được tỉnh quan tâm, giữ được vị trí thứ nhất chỉ số PCI 5 năm liên tiếp (2017 - 2021), chỉ số SIPAS 3 năm liên tiếp (2019 - 2021) và vị trí thứ hai chỉ số PAR Index năm 2021. Những kết quả này đã phản ánh những nỗ lực trong xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ nhân dân và xã hội.
Gọi tên những hạn chế
Để kỳ họp thu nhận được nhiều đóng góp ý kiến từ các cử tri, ông Nguyễn Xuân Ký đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần quan tâm khắc phục. Như việc hu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu quả thấp. 6 tháng đầu năm đạt chỉ 149,6 triệu USD, bằng 10% mục tiêu của cả năm 2022 đặt ra là 1,5 tỷ USD. Luỹ kế, đến hiện tại, Quảng Ninh mới chỉ thu hút được 8,26 tỷ USD vốn đăng ký thực hiện còn hiệu lực.
Phát triển kinh tế biển, dịch vụ cảng biển, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng chậm so với tiềm năng, lợi thế. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp hiện nay ở Quảng Ninh còn quá thấp, các khu kinh tế chưa thực sự trở thành hạt nhân, động lực thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế ban đêm, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số còn chậm phát triển…
![]() |
Kỳ họp thứ 9 - kỳ họp giữa năm của HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XIV diễn ra trong 3 ngày, từ 7-9/7/2022. Ảnh: Thu Lê. |
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút lao động có kỹ năng gắn với tăng quy mô và chất lượng dân số vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Chênh lệch giàu nghèo, khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền vẫn là thách thức trong phát triển bền vững, tăng trưởng bao trùm.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là quản lý tài nguyên, khoáng sản, đầu tư công, đất đai... có mặt còn hạn chế. Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật đã được kiềm chế, kiểm soát nhưng còn tiềm ẩn phức tạp. Nhiều công trình giao thông động lực, chiến lược đều chậm tiến độ, chưa đạt kế hoạch đề ra.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp. Đến ngày 30/6/2022, tổng kế hoạch chi đầu tư công năm 2022 sau điều chỉnh là 16.522 tỷ đồng, đã phân khai 15.917 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đạt 5.993 tỷ đồng, đạt 37,7% kế hoạch vốn đã phân khai, thấp hơn 2,3% so cùng kỳ (cùng kỳ giải ngân 40%), đạt tỷ lệ 53,4% vốn kế hoạch Thủ tướng giao (11.222,5 tỷ đồng), cao hơn giải ngân bình quân chung cả nước (ước đạt 24,7%). Trong đó, giải ngân vốn ngân sách Trung ương đạt 15,1%; vốn ngân sách tỉnh 39,7%; vốn ngân sách huyện đạt 38,15%; vốn chương trình xây dựng nông thôn mới đạt 44%, vốn thực hiện Nghị quyết 06 đạt 78,5%.
Thay mặt Chủ tọa kỳ họp, ông Nguyễn Xuân Ký đã đề nghị các đại biểu thảo luận, đánh giá sâu sắc những nỗ lực, cố gắng chung của các cấp, các ngành, những việc đã làm và kết quả đạt được; làm rõ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, yếu kém, nhất là trong khâu chấp hành, tổ chức thực hiện; đưa ra những phân tích, dự báo về những cơ hội, khó khăn, thách thức, từ đó xác định các giải pháp để hoàn thành toàn diện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022 đã đề ra.

-
Điều hòa nguồn vốn đầu tư công, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm -
Sửa luật, đánh giá mô hình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp -
Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước UNESCO 1972 sẽ tổ chức tại Ninh Bình -
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Quốc hội làm hết việc, không phải hết giờ -
Tiếp tục đôn đốc giải ngân đầu tư công ở địa phương giải ngân chậm -
"Cần tổng kết mô hình Tập đoàn kinh tế của Viettel" -
Gỡ vướng Luật Đất đai và nhóm luật về đầu tư
-
1 Bộ Công thương đã trình lại Đề án Quy hoạch điện VIII
-
2 Chứng khoán VNDirect lo ngại về các khoản nợ trái phiếu 2.900 tỷ đồng của Kinh Bắc
-
3 Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội: Kích hoạt phương án dự phòng
-
4 Thống nhất vị trí xây cầu Mễ Sở vượt sông Hồng trên đường vành đai 4
-
5 Thiếu dòng tiền tự thân, khó tiếp cận tín dụng, doanh nghiêp nhỏ lo khó phục hồi
-
Nhà máy Đạm Cà Mau bảo dưỡng tổng thể năm 2022
-
Generali Việt Nam ra mắt bảo hiểm đầu tư giáo dục “VITA - Cho Con”
-
TD Group khởi công dự án Boutique Opera House tại Hải Phòng
-
Sắp diễn ra “Hội thảo tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh”
-
Mục tiêu chuyển dịch năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh
-
Vinamilk 10 năm liền góp mặt trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Vietnam