
-
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2
-
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, TKV sản xuất trên 10,5 triệu tấn than, tiêu thụ 12,6 triệu tấn
-
Tập đoàn Generali vượt mục tiêu kế hoạch 2024
-
Chỉ dẫn kích hoạt siêu dự án của Vietnam Airlines -
Viettel Global tăng trưởng ấn tượng 25% năm 2024
![]() |
Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả |
Giải quyết các tồn tại kéo dài nhiều năm do bất cập thể chế chính sách
Để doanh nghiệp tư nhân trong nhóm ngành xây dựng hạ tầng giao thông có thể tăng tốc, bứt phá, góp phần phần triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới, Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị, cần giải quyết các tồn tại kéo dài nhiều năm do bất cập thể chế chính sách và xử lý triệt để đối với các dự án bị đình trệ, gây lãng phí.
Đơn cử, Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, phần vốn ngân sách nhà nước tham gia 0 đồng, Nhà nước bỏ đi trạm thu phí, giảm giá vé… Các nguyên nhân trên đều không do lỗi của nhà đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm cho doanh nghiệp.
Tiếp đến là cần đánh giá nghiêm túc các dự án mà tư nhân đầu tư về giá trị, chất lượng, tiến độ thi công, chi phí so với các dự án của khu vực nhà nước. Từ đó chọn lọc các doanh nghiệp làm tốt để tạo điều kiện trở thành “cánh chim đầu đàn” của ngành, dẫn dắt các doanh nghiệp khác.
Tôi lấy ví dụ cách đây 15 năm, dự án hầm Đèo Cả, doanh nghiệp đã hoạch định đầu tư đưa vào khai thác 2 ống hầm ngay từ đầu để sẵn sàng kết nối vào cao tốc như hiện nay. Trong khi đó, các công trình hầm do nhà nước đầu tư như ở cao tốc Bắc - Nam hiện nay chỉ mới đưa vào khai thác một ống hầm. Ví dụ này cho thấy các doanh nghiệp tư nhân có những nhận định, nghiên cứu phương án đầu tư tối ưu, hiệu quả hơn so với đầu tư công.
Trong lĩnh vực hạ tầng, hiện nay, nhiều tuyến cao tốc cửa ngõ Hà Nội, TP.HCM và một số tuyến cao tốc đã quá tải, cần phải đầu tư, trong khi ngân sách nhà nước hạn chế, nên Tập đoàn Đèo Cả đề nghị tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức PPP.
Đèo Cả kiến nghị nhà nước tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân xây dựng văn hóa trở thành doanh nghiệp dân tộc. Một doanh nghiệp dân tộc không chỉ đơn thuần là các tổ chức kinh doanh trong nước, mà còn mang trong mình sứ mệnh là phát triển kinh tế gắn với bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc và nâng cao vị thế đất nước.
![]() |
Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó tổng giám đốc Vietravel |
Lãi suất cao và điều kiện vay vốn vẫn là rào cản lớn
Vietravel đang trong quá trình chuyển đổi từ một công ty du lịch thuần túy sang mô hình kinh doanh kết hợp du lịch - hàng không. Việc tối ưu hóa mô hình này đòi hỏi chiến lược tài chính mạnh mẽ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các mảng kinh doanh để đảm bảo hiệu quả vận hành.
Tuy nhiên, lãi suất cao và điều kiện vay vốn từ các tổ chức tài chính vẫn là rào cản lớn. Các gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu. Các gói hỗ trợ về thuế, phí, tín dụng vẫn chưa đủ nhanh và thực chất để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Một số quy định về hoàn thuế VAT cho khách du lịch, chính sách ưu đãi đầu tư cho ngành du lịch vẫn chưa được triển khai đồng bộ.
Ngoài ra, việc cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, xin ưu đãi thuế hoặc các thủ tục liên quan vẫn còn mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, chúng tôi mong muốn, Nhà nước tiếp tục cải cách thể chế, chính sách, cải thiện khung pháp lý.
![]() |
Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt (V.Food) |
Tạo ra “sân chơi” công bằng trên thị trường
Để kinh tế tư nhân có thể phát huy tối đa tiềm năng trong thời gian, tôi cho rằng, cần có sự gắn kết giữa ba bên: Nhà nghiên cứu - Trường đại học - Doanh nghiệp. Qua đó, trường đại học cần nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, có những chương trình đào tạo phù hợp với thực tế nhằm tránh lãng phí nguồn lực, thời gian của các bên.
Với mặt hàng trứng gia cầm và trứng chế biến của Vĩnh Thành Đạt được cung cấp cho các kênh phân phối hiện đại, việc thực hiện theo chính sách thuế và chịu thuế VAT là điều tất yếu. Tuy nhiên, với cùng mặt hàng này, nếu kinh doanh ở kênh truyền thống như chợ, cửa hàng nhỏ lẻ… thì không cần xuất hóa đơn và chịu thuế VAT. Như vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bị suy giảm rất lớn trên thị trường. Đó là sự không công bằng trong hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp về chính sách thuế.
Tình trạng này đã tồn tại trong nhiều năm và không phải là câu chuyện có thể giải quyết “một sớm, một chiều”, nhưng tôi mong muốn sẽ có sự thay đổi tích cực trong chính sách ở thời gian tới, tạo ra “sân chơi” công bằng trên thị trường.
![]() |
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex |
Các chính sách hỗ trợ phát triển xanh, bền vững chưa thực sự rõ ràng
Mặc dù đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia, nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản. Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân thường gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay tài chính với lãi suất ưu đãi, ổn định, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các doanh nghiệp trong nước, mà còn với các tập đoàn nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ vượt trội.
Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ phát triển xanh, bền vững chưa thực sự rõ ràng về quy định và chưa có hướng dẫn cụ thể từ Nhà nước, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư vào công nghệ sạch và các tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Trong khi đó, để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thâm nhập vào thị trường lớn bắt buộc doanh nghiệp phải có các chứng chỉ và hàng hóa phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe này.
Do đó, chúng tôi mong muốn áp dụng cơ chế cấp vốn vay riêng cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu với lãi suất hợp lý, đơn giản hóa thủ tục tiếp cận vốn; có chính sách hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp làm nông sản thông qua quy định về thuế doanh nghiệp.
Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, cần đảm bảo hệ thống pháp luật đồng bộ, giảm thiểu rào cản hành chính. Hướng dẫn doanh nghiệp về quy định pháp lý và thông lệ quốc tế. Cung cấp thông tin, đào tạo và hỗ trợ tư vấn pháp lý giúp doanh nghiệp tránh rủi ro khi tham gia vào thị trường toàn cầu. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.
![]() |
Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean (Vitajean) |
Công khai các thông tin, tiêu chuẩn để doanh nghiệp thực hiện thuận lợi
Các doanh nghiệp rất hào hứng, tâm huyết, muốn được thể hiện mình và làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế trong quy định pháp luật. Trong đó, quy trình, thủ tục còn chưa hoàn chỉnh, minh bạch để các doanh nhân tham gia vào nhiều lĩnh vực quan trọng như năng lượng sạch, giao thông, đô thị thông minh… nên chưa thu hút được sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài ra, nếu hoạt động nào mà pháp luật không cấm thì chúng tôi mong muốn có thể để doanh nghiệp thực hiện. Tại Việt Thắng Jean, hoạt động xuất khẩu được thực hiện theo tiêu chuẩn EU, Mỹ hoặc một số tiêu chuẩn về khí thải carbon. Các tiêu chuẩn này rất minh bạch, dễ hiểu, doanh nghiệp dễ thực hiện và thực hiện một cách đầy đủ, chính xác. Vì vậy, tôi mong muốn, Nhà nước đơn giản hóa thủ tục hành chính, đảm bảo công khai các thông tin, tiêu chuẩn để doanh nghiệp thực hiện thuận lợi hơn.
Chúng tôi cũng mong muốn định hướng phát triển ngành dệt may đến năm 2045-2050 có thể quy hoạch được vùng nguyên liệu đến chuỗi sản xuất và phát triển nhãn hiệu “Made in Việt Nam” ra thị trường quốc tế.
Trước sự biến động toàn cầu, vòng xoáy “xung đột thương mại” dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong khi đó, ngành dệt may phải nhập khẩu đến 65% nguồn nguyên liệu. Do đó, chúng tôi mong muốn Nhà nước thành lập quỹ hỗ trợ để ngành dệt may nội địa hóa nguồn nguyên liệu, ở mức 50-60%. Thông qua quỹ này, các doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo. Qua đó, các doanh nghiệp có thể cạnh tranh được về giá, chất lượng và tiến độ giao hàng.
![]() |
Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinamit |
Mong Chính phủ dành nhiều sự hỗ trợ để kinh tế tư nhân tăng khả năng cạnh tranh
Từ trước đến nay, đôi khi cơ chế của Nhà nước còn khá chồng chéo, gây ra rất nhiều trở ngại cho doanh nghiệp tư nhân. Một ví dụ là nhà máy sản xuất của Vinamit đã có mặt vài chục năm tại một địa phương, nhưng sau khi địa phương lên cấp thành phố, hầu hết doanh nghiệp đều không đạt được tiêu chuẩn mới về môi trường và bắt buộc phải di dời, trong đó có Vinamit.
Để đáp ứng chủ trương di dời, doanh nghiệp cần có thời gian để suy xét đến nhiều yếu tố. Thế nhưng, trong khoảng thời gian này, Vinamit lại không được tiếp tục cấp phép về môi trường dù đã nỗ lực đáp ứng theo yêu cầu của hệ thống tiêu chuẩn mới. Từ đó dẫn đến không thể tiếp cận vốn khi ngân hàng yêu cầu có giấy phép môi trường.
Ngoài câu chuyện này thì một vài chính sách hiện nay thay đổi thường xuyên gây không ít khó khăn cho Vinamit nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
Đặc biệt, nông nghiệp hữu cơ là một trong những mảng quan trọng trong định hướng phát triển của Việt Nam, được Chính phủ dành nhiều sự ủng hộ. Nhưng nhiều địa phương lại ưu tiên phát triển đô thị và không dành nhiều sự quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành. Do đó, chúng tôi mong muốn được Nhà nước đồng hành trong tư duy và hành động để các doanh nghiệp có sức bật, trở thành lực lượng nòng cốt trong tăng trưởng kinh tế.
Chúng tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ dành nhiều sự hỗ trợ để kinh tế tư nhân tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian tới. Với Vinamit - doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ chế biến thực phẩm nông sản sau thu hoạch hàng đầu, nếu được Nhà nước đồng hành, sẽ có thể bứt phá hơn, đi xa hơn trên trường quốc tế. Ngoài ra, nếu được thành lập sàn thương mại điện tử cho tất cả các doanh nghiệp trong nước thì việc phát triển mạnh mẽ sẽ cũng không còn quá xa.
Với số hóa, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp xuất khẩu… nếu Nhà nước có định hướng phát triển, chúng tôi rất mong muốn có sự đồng hành, tạo ra lực lượng dẫn đầu và ủng hộ cho lực lượng này để kéo hệ sinh thái đi lên.

-
"Soi" động lực tăng trưởng của doanh nghiệp vật liệu xây dựng năm 2025 -
Chỉ dẫn kích hoạt siêu dự án của Vietnam Airlines -
Viettel Global tăng trưởng ấn tượng 25% năm 2024 -
Làn sóng tinh gọn ở khối doanh nghiệp -
Doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc đầu tư vào Việt Nam -
Chủ tịch Quảng Bình động viên doanh nghiệp hướng về phía trước -
Doanh nghiệp Quảng Bình phản ánh tình trạng khó khăn do khan hiếm vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới