
-
Tăng ưu đãi, giảm thủ tục, lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
-
Ngày 6/5 bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
-
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực
-
Nhất trí bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
-
Việt Nam - Sri Lanka ký Hiệp định hợp tác hải quan thúc đẩy thương mại và đầu tư -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Kazakhstan
Báo cáo của ICAEW mang tên Tầm nhìn kinh tế: Đông Nam Á (Economic Insight: South East Asia), được thực hiện bởi CEBR (Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu Kinh doanh, một trong những đối tác và là nhà dự báo kinh tế của ICAEW) vừa được đưa ra cho thấy, tốc độ tăng trưởng hàng năm ở các khoản vay trong khu vực dự kiến sẽ giảm từ năm 2012 đến năm 2015.
![]() | ||
Hiệp hội kế toán công chứng Anh đánh giá, kinh tế Việt Nam đứng vững trong suy thoái |
Bên cạnh đó, tiền mệnh giá thấp từ chính sách tiền tệ đặc biệt lỏng lẻo gần đây của Cục dự trữ liên bang Mỹ đã giúp các công ty và chính phủ có thể vay một cách dễ dàng, tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và kinh doanh.
Tuy nhiên, điều này cũng lại làm gia tăng tỉ lệ lạm phát, giá bất động sản và tăng trưởng một cách ấn tượng về lợi nhuận của thị trường chứng khoán trong nước – mặc dù không bền vững.
Cố vấn kinh tế của ICAEW và trưởng phòng kinh tế vĩ mô của CEBR, Charles Davis cho biết: “Các công ty và cá nhân tại Việt Nam và cả khu vực đều được hưởng lợi từ lãi suất thấp, điều này làm gia tăng sức tiêu dùng các khoản vay đối với thu nhập tương lai. Chúng tôi có thể thấy rõ điều này một cách dần dần thông qua việc kinh tế Mỹ hồi phục và FED đang cố gắng tìm kiếm một chiến lược hợp lý nhằm thoát khỏi chính sách tiền tệ lỏng lẻo trước đây của mình. Người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng như các chính phủ từ bây giờ sẽ phải điều chỉnh để thích nghi khi lượng tiền sẵn sàng để cho vay sụt giảm và chi phí vay tiền tăng cao. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tin tưởng rằng điều này sẽ nhanh chóng được phục hồi vào năm 2015 khi nguồn vốn từ các nhà đầu tư sẽ trở lại để tìm kiếm cơ hội.”
Sự sụt giảm dòng vốn là một áp lực nghiêm trọng lên thị trường khu vực. Tuy nhiên, theo ICAEW, khi các nhà đầu tư đều tin rằng, đồng tiền của các nước ASEAN sẽ tiếp tục mất giá nhiều hơn so với dự đoán trước đây thì những điều kiện của một cuộc tái khủng hoảng tài chính tại châu Á lại không được dự báo trước.
Ông Davis cho biết thêm, sự biến động của tiền tệ cho thấy đã bắt đầu có sự thận trọng từ các nhà đầu tư khi các đồng tiền Đông Nam Á trượt giá toàn diện từ đỉnh điểm năm 2011. Điển hình, đồng Rúp của Indonesia là 21,5% thấp hơn đồng đô la ở thời điểm đầu quý 3 năm nay so với cùng kỳ năm 2011. Sự trượt giá của tiền tệ đối với các nước thành viên Đông Nam Á khác không giảm mạnh, thông qua giá trị đồng tiền sụt giảm từ 6% đến 11 % trên cùng một thời điểm.
Trong khi đó , ICAEW tin rằng, nền tảng cơ bản không thể thấy một cách rõ ràng cho cả khu vực – và quan trọng hơn là nợ thấp so với tỉ lệ GDP – điều này có nghĩa là sự khởi đầu của chính sách thắt chặt tiền tệ ở Mỹ sẽ không tác động lên cuộc khủng hoảng tiền tệ mà chúng ta đã từng chứng kiến trong những năm cuối thập niên 90, biến động khiến môi trường càng thêm lung lay.
Các quốc gia như Indonesia đã phản ứng mạnh mẽ khi chứng kiến sự trượt giá của lãi suất đang dần gia tăng. Rõ ràng quốc gia này muốn truyền tải thông điệp rằng họ sẽ cam kết bảo vệ giá trị đồng tiền của mình. Nhưng điều này cũng cho thấy, rõ cái giá của những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong những tháng tới. Về mặt xuất khẩu, tình trạng suy thoái của Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cả khu vực, bởi vì quốc gia này đóng vai trò là đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á và đồng thời tác động của Trung Quốc lên giá cả hàng hóa. Tiêu thụ quốc nội cũng như trong nội khối ASEAN vẫn duy trì vai trò dẫn đường quan trọng cho các nền kinh tế trong khu vực.
Ông Mark Billington, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ICAEW cho biết, tăng trưởng kinh tế sẽ gặp khó khăn trong năm 2013, nhưng các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ nhanh chóng hồi phục. Riêng ở Việt Nam do có sự kiểm soát mạnh mẽ về tình trạng lạm phát và giám sát khá chặt chẽ về giá cả nên sẽ tăng trưởng tự tin hơn. Sự tác động toàn diện lên nhu cầu xuất khẩu đang giảm dần sẽ được xoa dịu do hạ giá trị gần đây của tiền đồng, trong khi tiêu thụ mạnh mẽ và tăng trưởng đáng kể trong chi tiêu Chính phủ giúp bảo toàn tốc độ tăng trưởng khỏi trượt giá.
Theo đánh giá của ông Mark Billington, GDP ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng 5% vào năm 2013 và 2014, và do nhu cầu trên toàn thế giới sẽ có tiến triển lạc quan hơn nữa trong tương lai, từ đó kéo theo nhu cầu về xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam lên đến 5.5 % vào năm 2015.
Vân Linh

-
Tổng thống Sri Lanka khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chiến lược -
Quốc hội lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 -
Việt Nam - Sri Lanka ký Hiệp định hợp tác hải quan thúc đẩy thương mại và đầu tư -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Kazakhstan -
Chủ tịch nước Lương Cường đón, hội đàm với Tổng thống Sri Lanka -
Chính thức trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 -
Cử tri lo giá vàng biến động mạnh, khó lường sẽ kéo theo lạm phát
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới