Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 05 năm 2024,
Thấy gì từ thăng hạng?
Nguyên Đức - 07/09/2013 07:42
 
Việt Nam đã tăng 5 bậc về xếp hạng Năng lực Cạnh tranh toàn cầu năm 2013 - 2014, đứng thứ 70/148, theo Báo cáo vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố. >>> Việt Nam có "cú đảo ngược chính sách ngoạn mục" >>> HSBC: Lạm phát Việt Nam trong tầm kiểm soát >>> Kinh tế 2014: “Đi bằng hai chân”

Như vậy, sau hai năm tụt hạng liên tiếp, từ vị trí thứ 59 của năm 2010 - 2011 xuống thứ 65 của năm 2011 - 2012 và 75 của năm ngoái, Việt Nam đã thăng hạng trở lại, bằng với mức xếp hạng của năm 2008 - 2009.

Việt Nam đã tăng 5 bậc về xếp hạng Năng lực Cạnh tranh toàn cầu
năm 2013 - 2014

Sự thăng hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu cho thấy, năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiềm chế lạm phát.

Riêng xếp hạng về môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã tăng 19 bậc so với năm ngoái.

Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng cũng được đánh giá tốt hơn, tăng 13 bậc.

Tuy vậy, khoảng cách về năng lực cạnh tranh của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực vẫn còn khá lớn.

Mặc dù đã có sự tiến bộ so với năm trước, nhưng thứ hạng 70 vẫn còn cách khá xa so với vị trí số 2 của Singapore, số 24 của Malaysia, số 26 của Brunei, số 37 của Thái Lan, số 38 của Indonesia và số 59 của Philippines. Trong khu vực Đông Nam Á chỉ có Lào, Campuchia và Myanmar xếp hạng sau Việt Nam. Xem tiếp trang 3

Như vậy, có thể thấy rõ, trong khi Việt Nam tiến 5 bậc, thì Indonesia đã tiến tới 12 bậc, Philippines 6 bậc. Các quốc gia còn lại như Thái Lan, Brunei, Malaysia… đều thăng hạng, dù thăng ít, nhưng xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia này đang ở mức cao.

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên, câu chuyện này xảy ra. Những năm gần đây, luôn có các ý kiến quan ngại rằng, Việt Nam dù đã rất nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhưng các bước tiến lại chậm hơn so với các quốc gia lân cận.

Năm ngoái, khi Việt Nam tiếp tục tụt hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu, các chuyên gia kinh tế đã cho rằng, đây là câu chuyện đáng báo động.

Năm 2013, khi kinh tế vĩ mô dần ổn định, khi luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã gia tăng trở lại sau mấy năm sụt giảm, nhiều ý kiến cho rằng, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện.

Tuy nhiên, theo khảo sát của Amcham Singapore, Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ hai (sau Indonesia) về xếp hạng các địa điểm mở rộng đầu tư nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ. Còn trong kết quả khảo sát về Chỉ số Niềm tin kinh doanh quý III/2013, do EuroCham công bố mới đây, có 20% doanh nghiệp được hỏi cho biết đang cân nhắc chuyển đến một địa điểm đầu tư khác trong ASEAN…

Mặc dù những đánh giá nói trên không phải là một bức tranh toàn cảnh và chính xác về môi trường đầu tư, về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, song đó là những “tư liệu” quý để tham khảo trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế, chống nguy cơ tụt hậu.

HSBC: Lạm phát Việt Nam trong tầm kiểm soát
HSBC cho rằng, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm ngoài có thể sẽ được duy trì dưới mức 8% từ nay cho đến cuối năm 2013, nhờ vào một hiệu ứng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư