
-
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng
-
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế
-
TP. Hải Phòng: Thêm lực hút mới cho các khu công nghiệp, khu kinh tế
-
Thành lập Ban Quản lý Khu công nghiệp các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai
-
Cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM với Đồng Nai khai thác từ ngày 19/8 -
Thủ tướng Chính phủ nêu thời hạn với "3 nhiệm vụ lớn"
![]() |
Kon Tum tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. |
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023, nhất là sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, biến động về giá cả nguyên, vật liệu và dịch bệnh, thiên tai. Song, tỉnh Kon Tum cũng đã đạt nhiều thành tích nổi bật như: Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,32%, đứng thứ 22 cả nước và thứ nhất khu vực Tây Nguyên; thu ngân sách nhà nước ước đạt 4.200 tỷ đồng, đạt 129,4% dự toán Trung ương giao và bằng 93,3% dự toán tỉnh giao; GRDP bình quân đầu người khoảng 58,42 triệu đồng, đạt 102,49% kế hoạch, tăng 5,82 triệu đồng so với năm 2022; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 27.035 tỷ đồng, đạt 100,13% kế hoạch và tăng 15,51% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp, xây dựng (giá hiện hành) đạt 11.182,13 tỷ đồng, đạt 104,9% kế hoạch và bằng 118,26% so với cùng kỳ năm 2022; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 16% so với cùng kỳ.
Với quyết tâm chính trị, trong năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung vào các nhiệm vụ triển khai thực hiện có hiệu quả kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh (tại Thông báo số 376/TB-VPCP, ngày 13/9/2023 của Văn phòng Chính phủ), trong đó tập trung hoàn thành việc trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua Đề án phát triển tỉnh Kon Tum nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6/10/2023 của Bộ Chính trị “về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đồng thời huy động, khai thác nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng. Đặc biệt là các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế tại các vùng động lực của tỉnh.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Mở rộng diện tích, phát triển bền vững các loại cây trồng chủ lực; đẩy mạnh thực hiện xây dựng sản phẩm OCOP đạt chuẩn; đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi; phát triển chăn nuôi đại gia súc lấy thịt và sữa.
Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, năng lượng tái tạo, khai thác khoáng sản. Chú trọng phát triển, khai thác các ngành dịch vụ có lợi thế. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

-
Thành lập Ban Quản lý Khu công nghiệp các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai -
Cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM với Đồng Nai khai thác từ ngày 19/8 -
Thủ tướng Chính phủ nêu thời hạn với "3 nhiệm vụ lớn" -
Lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Hoa Kỳ -
6 tháng đầu năm, Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng 9,4% -
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower